Mức độ khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 34 - 36)

rối loạn phát triển tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen

Tìm hiểu về mức độ khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cô giáo làm việc tại đây và được cô N.T.M.T chia sẻ: “Với

mỗi hành vi bất thường của trẻ RLPT giáo viên ít nhiều đều gặp khó khăn. Đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Bản thân tơi cảm thấy đặc biệt khó khăn đối với những hành vi trẻ tự kích thích làm đau bản thân như tự cắn tay, tự va đập vào tường . Đó là những hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ của trẻ và sự an toàn đối với trẻ khác, những hành vi đó rất khó quản lí. Bản thân tơi đứng trước các hành vi như vậy cảm thấy rất sợ và lúng túng.”

Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát đưa ra các hành vi bất thường khác nhau hay gặp ở trẻ và hỏi các cơ về mức độ khó khăn tâm lí các cơ gặp phải đối với từng loại hành vi ấy. Kết quả thu được dưới bảng 2.3

Bảng 2.3. Mức độ khó khăn tâm lí của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT

35 STT STT Các hành vi bất thường Rất khó khăn Khó khăn Khơng gặp khó khăn

1 Đi lại tự do trong lớp 22% 50% 28%

2 Nói tự do, la hét không rõ nguyên nhân 39% 22% 39% 3 Trẻ ăn vạ, khóc, hờn dỗi, giãy dụa, xô đẩy,

đấm đá…

61% 39% 0%

4 Trẻ đạp phá, vứt đồ chơi… 11% 39% 50%

5 Trẻ từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác 11% 56% 33% 6 Ngồi không yên, gật gù, lắc người, vận động

tay chân liên tục…

44% 50% 6%

7 Tự kích thích làm đau bản thân: cắn tay, mút tay, đập đầu vào tường…

67% 33% 0%

8 Lẩm bẩm một mình, ngồi im khơng phản ứng trước các kích thích.

22% 39% 39%

Từ bảng số liệu trên cho thấy: Ở mức độ rất khó khăn, có đến 67 % ý kiến cho rằng hành vi tự kích thích làm đau bản thân như cắn tay, mút tay, đập đầu vào tường là các hành vi có thể gây mất an tồn cho trẻ nên các cơ giáo gặp rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ đó là các hành vi rất ít gặp ở trẻ và hầu như giáo viên khơng có kiến thức cũng như kinh nghiệm để xử lí. Qua trị chuyện với giáo viên, các cơ nói rằng đây là những kiến thức mà các cô chưa được học, và hiện nay các môn học liên quan đến kiến thức này một số trường CĐSP khơng cịn chú trọng, thậm chí khơng đưa vào chương trình học. Vì vậy khi gặp các trường hợp này các cô rất lúng túng và hầu như khơng biết cách xử lí. Bên cạnh đó, các hành vi trẻ RLPT tự huỷ hoại bản thân mình là hành vi không dễ dàng để xác định được nguyên nhân và các biện pháp can thiệp.

36

Đối với các hành vi trẻ ăn vạ, khóc, hờn dỗi, giãy dụa, xô đẩy, đấm đá…cũng khiến cho các cơ gặp khó khăn tâm lí ở mức độ cao. Có đến 61 % ý kiến cảm thấy rất khó khăn ở các hành vi này. Qua những giờ chúng tôi quan sát tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen, kết quả tương đối phù hợp với kết quả thu được ở phiếu điều tra. Khi gặp các hành vi như vậy, giáo viên thường lo lắng, né tránh, lúng túng, thậm chí cáu giận. Như vậy, giáo viên gặp khó khăn tâm lí ở hầu hết các hành vi của trẻ RLPT nhưng ở các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)