Kết quả thử nghiệm biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 49 - 54)

b. Thử nghiệm biện pháp 2: Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ rối loạn phát triển cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen

3.3.5.3. Kết quả thử nghiệm biện pháp

Trước khi tiến hành thử nghiệm biện pháp, chúng tôi đã khảo sát mức độ phù hợp của các biện pháp đó và thu được kết quả ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Mức độ phù hợp của các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT

tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen

STT Các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên

Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp

50

1 Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên tại cơ sở thực hành Giáo dục Mầm non Hoa Sen về trẻ rối loạn phát triển.

94% 6% 0%

2 Biện pháp 2. Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc của giáo viên tại cơ sở thực hành GDMN Hoa Sen.

56% 44% 0%

3 Biện pháp 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ RLPT cho giáo viên tại cơ sở thực hành GDMN Hoa Sen

84% 16% 0%

4 Biện pháp 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT.

72% 28% 0%

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy: Hầu hết ý kiến của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đánh giá các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều ở mức độ rất phù hợp và phù hợp. Cả 04 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ rất phù hợp với tỉ lệ trên 50%, đặc biệt, biện pháp 1 có tới 94% và biện pháp 3 với 84% ý kiến đánh giá là rất phù hợp. Khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức khơng phù hợp. Theo cô N.T.N: “ Việc nâng cao nhận thức của giáo viên

về trẻ RLPT và phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ RLPT sẽ giúp cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen có những nền tảng ban đầu trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ RLPT. Bên cạnh đó những kiến thức và kĩ năng này cũng góp phần giảm bớt những căng thẳng áp lực cho các cô trong công việc.”

Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 02 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất phù hợp cao nhất. Sau khi tiến hành thử nghiệm 02 biện pháp như đã lựa chọn chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về các vấn đề của trẻ RLPT

STT Các vấn đề của trẻ RLPT Chưa hiểu rõ Hiểu đôi chút Hiểu

51

1 Các dạng trẻ RLPT 11% 28% 61%

2 Đặc điểm tâm lí của trẻ RLPT 28% 28% 44%

3 Đặc điểm hành vi bất thường của trẻ RLPT. 22% 50% 28% 4 Nguyên nhân dẫn đến hành vi bất thường

của trẻ RLPT

61% 28% 11%

Biểu hiện về mặt nhận thức: Sau khi được tham gia tập huấn, trao đổi,

đàm thoại và được cung cấp tài liệu về trẻ RLPT, giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đã hiểu rõ hơn về các vấn đề của trẻ, kết quả cụ thể như sau:

Kết quả từ bảng số liệu cho thấy: Giáo viên đã có thể nhận diện được các dạng trẻ RLPT với số ý kiến hiểu rõ chiếm 61%. Qua trị chuyện chúng tơi thấy rằng các cơ đã khơng cịn đồng nhất trẻ tự kỉ với các trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ chậm nói, trẻ khuyết tật trí tuệ. Các cơ hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lí của trẻ RLPT cũng như đặc điểm của các hành vi bất thường. Các mức độ hiểu tăng lên và ở mức độ chưa hiểu rõ giảm đi. Tuy nhiên, đối với nguyên nhân dẫn đến các hành vi của trẻ RLPT thì vẫn là vấn đề khó và cịn nhiều ý kiến của giáo viên chưa hiểu rõ ( 61 % ý kiến). Song mức độ giáo viên hiểu đôi chút và hiểu rõ về vấn đề này đã nhiều hơn trước khi chưa áp dụng biện pháp.

Từ hiệu quả của việc nâng cao nhận thức, giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đã có những biểu hiện tích cực về mặt thái độ và hành vi. Phản ứng của các cô khi gặp các hành vi bất thường của trẻ đã hạn chế các trạng thái lo lắng, bối rối, sợ hãi và né tránh. Biểu hiện cụ thể về những phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các hành vi bất thường của trẻ RLPT sau khi áp dụng biện pháp, chúng tôi thu được kết quả dưới bảng 3.3

Bảng 3.3. Phản ứng của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trước các hành vi bất thường của trẻ RLPT.

52

STT Những phản ứng của giáo viên

Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

1 Rất bực mình và khơng kiềm chế được cơn nóng giận

16% 56% 28%

2 Bối rối và lúng túng không biết nên làm thế

nào. 61% 22% 17%

3 Lo lắng khi phải quản lí hành vi bất thường. 44% 39% 17% 4 Sợ hãi và né tránh, để cho giáo viên khác xử

lý.

28% 44% 28%

5 Bình tĩnh xử lý các hành vi bất thường của trẻ.

39% 28% 33%

Kết quả từ bảng số liệu ta thấy: Sau khi chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí, giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đã có những phản ứng tích cực hơn. Khi quản lí hành vi cho trẻ RLPT, mức độ thường xuyên gặp phải các trạng thái bối rối, lúng túng và lo lắng ở giáo viên giảm xuống chỉ còn 61% và 44% . Tâm lí sợ hãi và né tránh cũng đã được khắc phục ở một số giáo viên, chỉ còn 28% giáo viên thường xuyên gặp vấn đề này. Số giáo viên có thể giữ được thái độ bình tĩnh trước các hành vi của trẻ RLPT tăng lên với tỉ lệ 39 % so với trước khi áp dụng biện pháp chỉ có 22% .Như vậy, sau khi áp dụng 02 biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí, giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen đã nâng cao nhận thức về trẻ RLPT và có thái độ bình tĩnh, tự tin chủ động hơn trong quá trình quản lí hành vi cho trẻ. Điều này chứng tỏ 02 biện pháp được áp dụng đã bước đầu có hiệu quả. Việc cung cấp hệ thống kiến thức và các kĩ năng giao tiếp phù hợp với trẻ RLPT cho giáo viên có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT.

Tiểu kết chương 3

53

bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, tại chương 3 chúng tôi đã xây dựng được 04 biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí của giáo viên trong quản lí hành vi cho trẻ RLPT tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen về trẻ rối loạn phát triển.

Biện pháp 2. Phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc của giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển.

Biện pháp 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp với trẻ rối loạn phát triển cho giáo viên tại Cơ sở giáo dục thực hành mầm non Hoa Sen.

Biện pháp 4. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phát triển.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ phù hợp của các biện pháp nêu trên và trên cơ sở đó tiến hành thử nghiệm 02 biện pháp được đánh giá ở mức độ “rất phù hợp” cao nhất. Chúng tôi thu được kết quả là giáo viên bước đầu đã có sự nhận thức cao hơn về các vấn đề của trẻ RLPT và có kĩ năng giao tiếp tốt hơn với trẻ RLPT. Từ đó phản ứng của giáo viên trước các hành vi bất thường của trẻ đã hạn chế được các trạng thái bối rối, lúng túng và sợ hãi. Nhiều giáo viên bình tĩnh hơn khi quản lí hành vi cho trẻ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong cơng tác quản lí hành vi cho trẻ RLPT còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, địi hỏi giáo viên phải chủ động tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và cần có sự hỗ trợ của cả hệ thống giáo dục. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của gia đình trẻ, sự quan tâm động viên ủng hộ của ban lãnh đạo nhà trường, ban lãnh đạo cơ sở.

54

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý của giáo viên trong quản lý hành vi cho trẻ rối loạn phát triển tại cơ sở giáo dục thực hành mầm non hoa sen trường cao đẳng sư phạm hòa bình (Trang 49 - 54)