Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triền Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 105NH - QĐ ngày 26 tháng 11 năm 1990 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triền Cao Bằng là đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại phố Xuân Trường phường Hợp Giang - Thị xã: Cao Bằng .
Với chính sách kinh doanh hiệu quả, đa dạng, phong cách phục vụ tận tình chu đáo nên kết quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng ấn tượng. Trong những năm qua NHĐT&PT Cao Bằng luôn là một trong những tỉnh có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương. Mặc dù môi trường kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn đối với một tỉnh miền núi và là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường NHĐT&PT Cao Bằng luôn cố gắng để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn. Trong những năm qua chi nhánh đã góp phần tích cực cung ứng vốn kịp thời đẩy
mạnh công tác triển khai tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế.
Công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ với khách hàng đã được nâng cao, đặc biệt là công tác mở rộng và thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm cũng như bằng thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, có trách nhiệm cao, bên cạnh đó với việc không ngừng cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng
đến với ngân hàng.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của ngân hàng.
- Về cơ cấu tổ chức:
Hiện nay NHĐT&PT Cao Bằng có một hội sở giao dịch, một phòng giao dịch và ba quỹ tiết kiệm với 76 cán bộ công nhân viên .
Trong đó: Trình độ đại học và cao đẳng chiếm 90%
-Mô hình tổ chức
Hiện nay bộ máy tổ chức của chi nhánh được thành lập gồm các phòng tổ, bộ phận sau: Phòng tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
Tổ điện toán
Tổ Quan hệ khách hàng cá nhân
Chức năng của ngân hàng:
Chức năng trung gian tín dụng: cũng như các ngân hàng thương mại khác
NHĐT&PT Cao Bằng đóng vai trò là một trung gian tín dụng, là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Nhờ đó tận dụng được các khoản tiền nhàn rỗi trong nhân dân và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đi vay. Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng của ngân hàng.
Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng thương mại nói chung đã
đóng vai trò là thủ quỹ cho doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.Chức năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản…
Chức năng tạo tiền: Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức
năng khác là trung gian tín dụng và chức năng thanh toán. 2.2.3 Môi trường kinh doanh của ngân hàng
- Thuận lợi: Trong thời gian qua NHĐT&PT Cao Bằng nhận đựơc sự quan tâm,
chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam và sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND, NHNN, và các ban ngành trong tỉnh. Môi trường hoạt động kinh doanh qua từng năm đã có những biến đổi tích cực.
- Khó khăn: Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo, trong phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân còn thấp, tiềm năng thế mạnh của các ngành mũi nhọn chưa được khai thác triệt để, đặc biệt là thế mạnh về kinh tế cửa khẩu.
Những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, giữ nhịp độ tăng trưởng. Dịch vụ thương mại tuy đã có những bước phát triển nhưng mới chỉ tập trung ở các điểm đô thị trung tâm. Hoạt động thương mại, các khu kinh tế thương mại cửa khẩu tuy đã có một số thành công bước đầu nhưng còn manh mún, tổ chức quản lý kinh doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả. Trong địa bàn nhỏ hẹp hoạt động Ngân hàng có sự cạnh tranh của một số tổ chức huy động vốn và cho vay vốn hoạt động trên cùng địa bàn. Nhiều dự án đã đầu tư hoàn thành song hiệu quả còn thấp, số lượng khách hàng là đơn vị kinh tế không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp do vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
2.3 THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT CAO BẰNG NHĐT&PT CAO BẰNG
2.3.1 Quá trình triển khai thanh toán biên mậu tại chi nhánh NHĐT&PT Cao Bằng. Bằng.
2.3.1.1 Quan hệ thanh toán Việt – Trung trước khi triển khai thí điểm thanh toán biên mậu tại tỉnh Cao Bằng năm 1996
Cho tới năm 1996 vẫn chưa ký được Hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành " Hiệp định tạm thời về xử lý những việc biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt-
Trung. Trong thời gian này, phương thức mậu dịch biên giới chủ yếu vẫn là hàng đổi hàng tại các của khẩu được mở theo Hiệp định tạm thời. Từ năm 1992, với việc ký kết Hiệp định Thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 7 tháng 11 năm 1991 và một loạt văn bản khác, đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động giao lưu trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa hai nước. Nhiều phương thức mậu dịch đã được phát triển cùng với quy mô được gia tăng nhanh chóng. Ngoài phương thức thương mại thông thường các phương thức giao dịch thương mại như tạm nhập tái xuất, gia công... đã mở rộng nhanh và làm phong phú và phát triển chiều sâu quan hệ mậu dịch Việt - Trung. Thời kỳ này việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc được thực hiện dưới các hình thức: Thanh toán theo thông lệ quốc tế, hàng đổi hàng, Thanh toán bằng tiền mặt (USD, CNY,VND) , thanh toán qua tư nhân... trong đó hình thức thanh toán bằng tiền mặt thanh toán qua tư nhân là hai phương thức thanh toán bị cấm và không dược phép thực hiện. Tình hình trên là một bức xúc và là sự quan tâm đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, song việc thực hiện thanh toán thương mại giữa các Ngân hàng hai nước chưa được thiết lập. Đồng thời một yếu tố chi phối là theo quan điểm của Trung Quốc thì trong mậu dịch biên giới, thì hàng đổi hàng là chủ yếu, không cần các Hiệp định về thương mại và thanh toán ký giữa Chính phủ hai nước. Do vậy Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương hai nước ký năm 1993 chỉ đề cập tới hình thức thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi..
Đặc trưng chủ yếu của thanh toán thời kỳ nay là:
ngày 26/5/1993 giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Trên cơ sở đó hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có quan hệ đại lý thanh toán với các Ngân hàng phía Trung Quốc.
- Thanh toán bằng bản tệ do tư thương thực hiện: Đây là hình thức thanh toán bất hợp pháp, nhưng nó được nảy sinh từ thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu biên giới. Việc thanh toán do các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp thanh toán với nhau bằng tiền mặt CNY, VND thông quan tư thương buôn bán tiền. Mặc dù Hiệp định thanh toán và hợp tác đã được ký kết giữa Việt Nam – Trung Quốc đã khai thông quan hệ mậu dịch giữa hai nước, nhưng do tính đặc thù của mậu dịch biên giới, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được thực hiện rất hạn chế. Do các nguyên nhân sau:
+ Do chính sách quản lý của Trung Quốc ưu đãi về xuất nhập khẩu tiểu ngạch cho các tỉnh biên giới nên cùng một loại hàng hoá nếu xuất nhập theo đường tiểu ngạch với phương thức thanh toán bằng Nhân dân tệ (CNY) sẽ có lợi và rẻ hơn nhiều so với chính ngạch.
+ Do đặc thù của tập quán thương mại biên giới hình thức buôn bán đơn giản, tính pháp lý không cao, trình độ nghiệp vụ ngoại thương thấp, nên các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán chủ yếu theo các phương thức mua bán trao tay, hàng đổi hàng hoặc thanh toán trực tiếp bằng bản tệ tiền mặt, trong đó đồng tiền được sử dụng thông dụng hơn trong thanh toán là đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.
Do công tác thanh toán biên giới chưa được tổ chức thực hiện qua Ngân hàng, nên các đơn vị kinh doanh đều phải áp dụng phương thức hàng đổi hàng hoặc thanh toán qua tư nhân, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh vì không an toàn và chi phí tăng cao. Tự phát hình thành các chợ thu đổi tiền tại các khu vực biên giới do tư nhân thao túng, tạo sơ hở phát sinh các hiện tượng tiêu cực như:
trốn thuế, gian lận thương mại, lừa đảo, buôn lậu, buôn bán tiền, thanh toán qua tư nhân bất hợp pháp, tệ nạn tiền giả. Hệ thống các ngân hàng thương mại không mở rộng được nghiệp vụ thanh toán. Nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới một cách chính xác.
2.3.1.2. Giai đoan triển khai thí điểm thanh toán xuất nhập khẩu biên giới bằng bản tệ tại Cao Bằng. bản tệ tại Cao Bằng.
Sau khi có Công văn số 4604/KHKT của Chính phủ ngày 14/9/1996 và Công văn số 719/KHKT Chính phủ ngày 17/2/1997 chỉ đạo về việc triển khai thí điểm thanh toán xuất, nhập khẩu biên giới với Trung Quốc bằng bản tệ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tháng 12/1996), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (Tháng 9/1999) triển khai thí điểm thanh toán xuất nhập khẩu biên giới với Trung Quốc bằng bản tệ.
Trước đây, do chưa có dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp và thương nhân phải thanh toán bằng tiền mặt và hàng đổi hàng, việc đổi tiền được thực hiện qua các tư nhân tại "chợ tiền biên giới". Nhiều doanh nghiệp và thương nhân phải bán chịu hàng cho đối tác Trung Quốc, do gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toán nên đã chịu tổn thất không nhỏ. Thực trạng trên đòi hỏi phải có sự tham gia của ngành ngân hàng với một phương thức thanh toán thuận tiện, phù hợp, an toàn trong điều kiện không dùng ngoại tệ mạnh. Việc tổ chức thanh toán biên giới qua Ngân hàng đã được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ủng hộ và hưởng ứng, nhiều khách hàng trước đây thực hiện thanh toán trực tiếp với Trung Quốc hoặc thông qua tư nhân đã dần dần tập trung thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch thanh toán biên giới tại các Ngân hàng ngày một tăng. Tuy nhiên trong những năm đầu
trong thời gian này NHĐT&PT Cao Bằng chưa triển khai dịch vụ thanh toán biên giới.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán biên giới qua Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999-2002
Đơn vị: Triệu VND Năm 1999 2000 2001 2002 NHNN&PT Cao Bằng 1.250 5.020 9.062 14.468 NHĐT&PT Cao Bằng 0 0 0 0 Kim ngạch XNK 128.007 224.010 288.001 304.008 Tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng 0,97% 2,24% 3,15% 4,76%
Nguồn: Báo cáo thanh toán biên mậu của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Triển khai thực hiện thí điểm thanh toán biên giới cho thấy chủ trương này là đúng dắn và có hiệu quả tốt được sự ủng hộ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biên giới, bước đầu phù hợp với đặc thù hoạt động xuất nhập khẩu biên giới, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá, tiết kiệm được ngoại tệ cho cả hai bên.
Mặc dù ngày 26.5.1993 Ngân hàng Trung ương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác thanh toán phải thông qua ngân hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế buôn bán qua biên giới Việt -Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển
biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới kỳ hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng lượng thanh toán qua ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Ðiều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc.
Căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ cho phép áp dụng thanh toán XNK biên giới bằng bản tệ tại văn bản số 2472/VPCP-KTTH ngày 19/6/2000. Căn cứ vào thông báo số 994/CV-QLNH1 ngày 20/7/2000 của vụ quản lý ngoại hối về việc thanh toán XNK biên giới Việt Trung bằng bản tệ. Phương thức thanh toán bằng bản tệ với Trung Quốc qua Ngân hàng chính thức được thực hiện.
2.3.1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế hai nước có nhiều điểm tương đồng và tính bổ sung lẫn nhau rất to lớn lĩnh vực trao đổi mậu dịch mở ra bước chuyển biến cơ bản trong quan hệ thương mại hai nước, tạo đà cho quan hệ thương mại hai nước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách mạnh mẽ để đẩy mạnh hoạt ngoại thương, đặc biệt là những chính sách phù hợp với thực tế của từng nước đối tác. Nhờ đó tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và tại Cao Bằng nói riêng tiếp tục phát triển.Giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh cả NHNN&PTNN Cao Bằng vàNHĐT&PT Cao Bằng đã triển khai nghiệp vụ thanh toán biên mậu tuy nhiên NHĐT&PT
Cao Bằng vẫn chỉ là ngân hàng thành viên chưa trở thành ngân hàng đầu mối trong thanh toán biên mậu.
Bảng 2.3 Doanh số thanh toán biên giới qua Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2003-2010
Đơn vị: Triệu VND Năm NHNN & PTNT NHĐT& PT Tổng cộng Kim ngạch XNK Qua địa bàn Tỷ lệ TTBG quaNH 2003 - XK - NK 27.083 8.879 35.962 483.228 7.44% 15.347 2.164 17.511 11.736 6.715 18.451 2004 - XK - NK 32.222 18.359 50.581