Qua gần 20 năm triển khai thực hiện thanh toán biên giới, có thể khẳng định rằng thanh toán biên giới đã trở thành một phương thức thanh toán hết sức phù hợp với thực tiễn biên giới. Các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng được đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí khi thực hiện mua bán, trao đổi, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Sau khi ký Hiệp định thương mại (1991) kim ngạch buôn bán hai chiều ngày càng tăng, các phương thức buôn bán chính quy theo thông lệ quốc tế cũng như buôn bán qua biên giới
được phát triển mạnh mẽ. Xuất phát từ đặc thù hai nước có đường biên giới trên độ dài, cư dân hai bên có truyền thống giao lưu hàng hoá qua biên giới từ lâu đời, ngày nay được Chính phủ hai nước khuyến khích, loại hình buôn bán qua biên giới phát triển không ngừng. Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết trên 20 Hiệp định về kinh tế - thương mại đưa quan hệ buôn bán qua biên giới trở nên sôi động, thanh toán biên mậu cũng trở thành phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại các tỉnh vùng biên. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng không ngừng. Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt trên 20,2 tỷ USD tăng 535 lần so với kim ngạch năm 1991. Năm 2009 tuy bị tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tổng mức buôn bán hai chiều đạt 21,35 tỉ USD tăng 5,6% so năm 2008 và đạt trên 27.3 tỷ USD vào năm 2010. Trong giai đoạn 2000-2010, thương mại hai chiều Việt - Trung đã không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình 32%/năm.
Đồ thị 1.1: Thương mại với Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2010
Nguồn:http://vneconomy.vn/20110307122846993P0C10/nhap-sieu-voi-trung- quoc.htm
Trong thương mại hai nước tồn tại ba hình thức chủ yếu là chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán dân gian. Theo qui định của Việt Nam, những hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép của bộ thương mại được gọi là chính ngạch, những hàng hóa xuất nhập khẩu do ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới cấp giấy phép được gọi là tiểu ngạch. Còn trao đổi hàng hóa nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân các xã biên giới được gọi là buôn bán dân gian. Ngoài ba hình thức trên do đòi hỏi của thị trường còn tồn tại các hoạt động kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và hoạt động của các chợ biên giới.
Bảng 1.5 Sự khác nhau giữa xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch.
Tiểu ngạch Chính ngạch
Giấy phép Của sở thương mại tỉnh. Của bộ thương mại.
Đối tượng tham gia
Các tỉnh biên giới. Các tỉnh trong và ngoài khu vực biên giới.
Hợp đồng Hầu như không có. Có hợp đồng.
Phương thức thanh toán
Trực tiếp, theo biên mậu. Qua ngân hàng.
Cửa khẩu Tất cả các cửa khẩu và đường mòn theo qui định
Cửa khẩu quốc gia và quốc tế
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Đơn giản, thiếu chặt chẽ Chặt chẽ hơn so với tiểu ngạch
Do đặc thù địa lý Việt Nam có bảy tỉnh giáp với Trung Quốc với phần lớn là các thương nhân hai nước thực hiện mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ nên hình thức mua bán qua con đường tiểu ngạch vẫn chiếm số lượng lớn. Thống kê 2008 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua con đường tiểu ngạch chiếm một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Lý do chính khiến kênh buôn bán này phát triển với tôc độ nhanh như vậy chủ yếu là bởi thói quen, tập quán buôn bán của doanh nghiệp hai nước nhiều năm qua. Hơn nữa, hình thức giao thương nơi cửa khẩu có những cách làm dễ dàng hơn xuất nhập khẩu chính ngạch vì thủ tục đơn giản, chỉ cần khai báo hải quan. Đồng thời, cách mua bán này ít chịu các hình thức kiểm dịch khắt khe nên chi phí thấp, hoặc chỉ chịu các loại phí biên mậu. Do đó với hiệp định tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), các mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch đáp ứng các điều kiện ưu đãi, xuất xứ theo qui định sẽ được hưởng lợi thì khi cân nhắc lựa chọn giữa hình thức mua bán biên mậu và ACFTA, phần lớn doanh nghiệp hai nước vẫn lựa chon con đường biên mậu. Xuất theo con đường biên mậu đặc biệt là thanh toán không qua ngân hàng tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho
doanh nghiệp do Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính xách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng cũng như giá hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sao cho có lợi nhất cho họ. Trong khi đó, tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế, mới chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán biên mậu là đồng CNY luôn ổn định hơn so với đồng USD nhưng tỷ giá CNY/VND lại luôn biến động điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc. Ngoài ra sự tồn tại của các chợ tiền tư nhân ở các tỉnh vùng biên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số thanh toán qua ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành hoạt động thanh toán biên mậu và đem lại những kết quả rất khả quan. Nổi bật trong số các ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với bề dày kinh nghiệm. Đầu năm 1997 NHNN & PTNT Việt Nam có đề án thanh toán biên giới Việt- Trung (tổ chức thí điểm tại 4 chi nhánh: Quảng Ninh, Lào Cai. Lạng Sơn, Cao Bằng). Đề án đã mở rộng một bước về việc thanh toán XNK và thu đổi ngoại tệ cho dân cư và các doanh nghiệp buôn bán qua các cửa khẩu. Là ngân hàng đầu tiên triển khai Thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới, Agribank đã tạo lập và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Qua đó thu hút số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tại các chi nhánh trong toàn quốc và xây dựng được thương hiệu của Agribank trong lĩnh vực này. Hiện nay, có khoảng trên 700 khách hàng tham gia Thanh toán biên mậu của Agribank. Doanh số thanh toán biên mậu của Agribank luôn dẫn đầu với tổng doanh số thanh toán qua các năm, năm 2009 doanh thu thanh toán biên mậu là 321 tỷ đồng (qui đổi). Trong thanh toán biên mậu còn phải kể đến ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Vietinbank). Một trong những ưu thế của
Vietinbank trong thanh toán biên mậu với Trung Quốc là việc đưa mô hình xử lý tập trung về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Sở giao dịch. Theo đó, các chi nhánh sẽ trở thành kênh phân phối sản phẩm, làm nhiệm vụ tiếp thị, tư vấn, tìm kiếm khách hàng, còn các sản phẩm sẽ được xử lý tập trung tại sở giao dịch. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã thành lập các chi nhánh, mở thêm nhiều phòng giao dịch tại các tỉnh giáp danh với Trung Quốc nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình để khai thác tiềm năng mà khu hành lang kinh tế mang lại. Tại các tỉnh, thị xã giáp danh với Trung Quốc, Vietinbank đều thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch hay đại lý thu đổi ngoại tệ. Từ khi đi vào hoạt động năm 2005, tốc độ tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank là hơn 40%, trong đó hoạt động thanh toán biên mậu năm 2009 đạt doanh thu 257 tỷ VND (qui đổi).
Đến tháng 11/1999, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống NHĐT&PT đã ký kết thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu với Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, chính thức đánh dấu một bước phát triển mới trong thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) bằng đồng bản tệ giữa 2 nước có chung biên giới. Vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005, chi nhánh đã lần lượt ký kết thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu với Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Để phù hợp với yêu cầu phát triển của công tác thanh toán XNK hàng hoá theo thông lệ quốc tế và từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tháng 11/2007, chi nhánh đã ký bổ sung phương thức thanh toán biên mậu qua Internet Banking với Ngân hàng Công Thương tỉnh Quảng Tây - Trung
Internet Banking với Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện thoả thuận để ký bổ sung phương thức thanh toán biên mậu qua Internet Banking và thanh toán qua mạng SWIFT với Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Việc ký thỏa thuận bổ sung phương thức thanh toán mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian thanh toán, giao dịch nhanh chóng và ngày càng thuận lợi hơn cho khách hàng. Chỉ tính riêng chi nhánh Lạng Sơn doanh số thanh toán biên mậu đến năm 2010 đạt gần 8 ngàn tỷ đồng và là ngân hàng uy tín, tin cậy của các doanh nghiệp.
Thanh toán biên mậu ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động của các ngân hàng, doanh số tăng cao của các ngân hàng qua các năm đã cho thấy tiềm năng to lớn của hoạt động này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU VIỆT - TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO BẰNG.
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG TẠI CAO BẰNG