Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu

- Ngân hàng chưa chủ động đề xuất trong việc triển khai thực hiện thanh toán biên giới. Chưa chủ động đổi mới phát triển thêm các loại hình dịch vụ ngân hàng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới. Việc áp dụng công nghệ vào tổ chức thanh toán vẫn còn chậm.

- Các ngân hàng trên địa bàn chưa có sự phối hợp trong công tác thanh toán biên giới, nhất là sự liên kết trong việc mua bán CNY phục vụ cho khâu thanh toán, tỷ giá.

-Ngân hàng chưa có chỉ đạo kịp thời về tỷ giá trao đổi do không nắm vững tình hình cung cầu trên thị trường dẫn tới khó cạnh tranh được với bàn đổi tiền của tư nhân.

- Các ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu hai nước chịu sự quản lý theo chính sách, pháp luật hai nước, nhưng các thông tin về chính sách quản lý của Nhà nước hai nước, các Ngân hàng hai bên không nắm bắt được kịp thời để có cơ chế phối hợp thực hiện. Do đó, việc xem xét thành lập mô hình ngân hàng liên doanh giữa hai nước là hết sức cần thiết.

- Công tác thông tin tuyên truyền về thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế, nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến dịch vụ thanh toán biên giới của Ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm. Do đó, hạn chế trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng để đề xuất các sản phẩm dịch vụ ngân

hàng phục vụ cho thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ khu vực biên giới.

b. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

- Doanh nghiệp thường chạy theo lợi ích cục bộ, chưa chấp hành các thể chế quản lý của nhà nước một cách nghiêm túc, lại thiếu kinh nghiệm trong hoạt động mua bán với Trung Quốc bị động từ khâu ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán và chịu rủi ro tỷ giá. Trên thực tế các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn thường có thói quen thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt hoặc thông qua tư nhân để tránh sự kiểm soát, trốn thuế, có trường hợp để lợi dụng, tham ô chiếm dụng vốn…Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ tích cực của một số thương nhân chuyên kinh doanh mua bán tiền ở chợ tiền biên giới. Chợ tiền này tồn tại trong một thời gian dài và đã có quan hệ truyền thống với một số doanh nghiệp và thương nhân trong nước, mua bán bản tệ (CNY, VND) và thậm chí USD với số lượng không hạn chế cũng không đòi hỏi hoá đơn, giấy tờ... đã thu hút nhiều doanh nghiệp thanh toán thông qua tư nhân.

- Mua bán biên mậu Việt - Trung vẫn chưa theo tập quán buôn bán quốc tế không ký hợp đồng thương mại, hoặc có ký hợp đồng nhưng chỉ mang hình thức

mà hầu như không ràng buộc trách nhiệm thực hiện. Hàng hoá được mua bán, trao đổi tại khu vực biên giới thường là những hàng hoá có chất lượng không theo phẩm cấp, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện trực tiếp dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, chủ yếu thực hiện dưới hình thức thương nhân sau khi xem xét chất lượng hàng hoá, thoả thuận giá cả và thực hiện giao hàng, thanh toán tiền mặt. Bên cạnh đó, hiện tượng buôn

lậu, lừa đảo, chiếm dụng vốn tồn tại phổ biến ở vùng biên giới nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán trao ngay bằng tiền mặt hoặc đặt cọc bằng tiền mặt trước khi giao hàng.

- Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện trực tiếp dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch vì buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hoá không đòi hỏi cao, thậm chí tránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh. Quy mô buôn bán tại các vùng biên giới không lớn, lại thông qua con đường tiểu ngạch nên việc đòi hỏi phải có chứng từ , hóa đơn theo đúng quy định của ngân hàng đối với các doanh nghiệp là không phải dễ. Bên cạnh đó, hiện tượng buôn lậu, lừa đảo, chiếm dụng vốn tồn tại phổ biến ở vùng biên giới nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán trao ngay bằng tiền mặt hoặc đặt cọc bằng tiền mặt trước khi giao hàng.

b. Về chính sách quản lý của nhà nước

- Chính sách XNK của hai nước khác nhau, thậm chí thường trái ngược

nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán qua ngân hàng. Nước nào cũng khuyến khích xuất những mặt hàng thuộc thế mạnh của nước mình và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng của đối tác nên các doanh nghiệp rất khó triển khai thanh toán qua ngân hàng.

- Chính sách của các bộ, ngành Việt Nam về hoạt động XNK tại khu vực biên giới vẫn còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa sát với thực tế. Quản lý XNK ở khu vực biên giới do nhiều ngành, bộ cùng chỉ đạo chưa tập trung vào một đầu mối trong khi phía Trung Quốc chỉ đạo, tập

trung thống nhất vào một cơ quan là ủy ban biên mậu tỉnh . Sự phối hợp giữa Trung ương địa phương trong quản lý tiền tệ, quản lý ngoại hối và quản lý XNK tại vùng biên giới còn thiếu chặt chẽ.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan tại cửa khẩu như: công an, hải quan, thuế, ngân hàng và chính quyền địa phương để quản lý kiểm soát và hạn chế tư thương hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ thậm chí cho vay nặng lãi bằng ngoại tệ. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn để thực hiện chủ trương của Chính phủ còn chưa tốt, có những trường hợp tư nhân đổi tiền nhưng không có giấy phép hoặc thay ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, việc kiểm soát cá nhân mở tài khoản ở nước ngoài và vận chuyển tiền mặt qua biên giới vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Hiệp định thanh toán cũng như các văn bản hướng dẫn về thanh toán còn chưa cụ thể. Nhiều nội dung còn chưa được hướng dẫn gây lúng túng cho ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng vào quá trình thanh toán. Ví dụ hàng nhập, xuất khẩu được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ nhưng giá tính thuế lại tính bằng đồng USD, chính sự không rõ ràng này đã không khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng.

- Vấn đề kiểm soát về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và thanh toán giữa các doanh nghiệp bị buông lỏng. Đây chính là những kẽ hở làm phát sinh tình trạng trốn lậu thuế xuất nhập khẩu và không thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khó khăn lớn nhất trong vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hoá và các hoạt động thanh toán biên mậu là chưa có sự thống nhất về quan điểm xuất nhập khẩu

Tóm lại, nguyên nhân của sự hạn chế trong công tác thanh toán biên mậu chịu sự ảnh hưởng từ nhiều phía như về phía cơ chế chính sách của Trung Quốc cũng như các cơ chế chính sách của Việt Nam, Công tác quản lý và sự chậm đổi mới trong các khâu nghiệp vụ của ngân hàng, và từ bản thân các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI NHĐT&PT CAO BẰNG

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w