Giải pháp về mạng lưới

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Việc đưa ra các phương thức thanh toán mới phù hợp với nhu cầu thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới là một trong những nhiệm vụ mà NHĐT&PT cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Phát triển mạng lưới thanh toán biên mậu của ngân hàng cần xem như một chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.

Giải quyết vấn đề mạng lưới thanh toán biên mậu cần tập trung vào một số nét đáng chú ý sau:

Thứ nhất, việc phát triển mạng lưới thanh toán biên mậu của NHĐT&PT

cần tập trung tại các khu kinh tế cửa khẩu và các nơi tập trung giao lưu hàng hóa qua biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân hai nước.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh

toán biên mậu trên toàn tuyến biên giới. Sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả trong việc trao đổi thông tin về tỷ giá, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là việc tổ chức mua bán đồng CNY để cân đối vốn cho nhu cầu thanh toán. Do thực tiễn đặc thù hoạt động xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tại một thời điểm hoặc một giai đoạn nhất định, tại các cửa khẩu khác nhau, các địa bàn khác nhau, hoạt động xuất nhập khẩu thường mất cân đối giữa xuất và nhập khẩu hàng hoá, dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn trong thanh toán. Việc phối hợp giữa các ngân hàng trong thanh toán biên mậu sẽ mạng lại lợi ích chung trong việc phục vụ các nhu cầu thanh toán biên giới và lợi ích riêng của từng ngân hàng, vì cơ chế này tạo sự chủ động trong việc mua bán đồng bản tệ CNY và VND và cân đối nguồn vốn thanh toán, đặc biệt là tạo được sức mạnh chi phối thị trường ngoại hối khu vực biên giới.

Thứ ba, phối hợp với các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống trong

việc thanh toán biên mậu sẽ làm cho hoạt động thanh toán biên mậu được mở rộng về phạm vi và đáp ứng tốt các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc bằng bản tệ. Vấn đề thanh toán biên mậu lúc này, chỉ còn là sự phân công thực hiện quy trình thanh toán biên mậu giữa các ngân hàng để phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Thứ tư, mô hình tổ chức thanh toán biên mậu hiện nay mới dừng ở hình

thức thoả thuận hợp tác trong khâu thanh toán với các ngân hàng đối tác, hoạt động theo lợi ích cục bộ của mỗi ngân hàng. Việc tổ chức thanh toán theo phương thức này hiện nay vẫn còn những vướng mắc như: khó khăn trong việc xử lý tồn khoản, không chủ động cải tiến, mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ cho mậu dịch biên giới. Với tư cách là ngân hàng duy nhất hiện nay tại Việt Nam tham giam hiệp hội ngân hàng ASEAN - Trung Quốc, NHĐT&PT Việt Nam nên xem xét thành lập mô hình Ngân hàng liên doanh giữa hai nước, có ngân hàng liên doanh trước mắt sẽ giải quyết được những vướng mắc: Giải quyết tốt dịch vụ thu đổi đồng CNY; trở thành ngân hàng đầu mối trong thanh toán biên mậu; giải quyết nhanh chóng nhu cầu vốn trong thanh toán, xuất nhập khẩu; mở rộng các phương thức thanh toán; hạn chế rủi ro trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, tạo nguồn thông tin quản lý tin cậy ...

Để phát triển mạng lưới thanh toán biên giới, ngân hàng cần tập trung thực hiện các giải pháp là:

- Cần tiếp tục mở rộng các bàn thanh toán và thu đổi ngoại tệ tại các cửa khẩu biên giới đặc biệt tại hai cửa khẩu lớn của tỉnh là Tà Lùng và Trà Lĩnh nhằm phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên

gia mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ khu vực biên giới mở tài khoản thanh toán bằng CNY nhằm huy động số CNY phục vụ cho thanh toán biên mậu.

-Tổ chức việc phối kết hợp với các ngân hàng khác trong hệ thống và các ngân hàng trên địa bàn thực hiện thanh toán biên giới trong việc điều hòa CNY để thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Thành lập ngân hàng liên doanh Việt – Trung, ngoài việc thực hiện các chức năng như một ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh Việt – Trung sẽ có thêm các chức năng:

Làm đầu mối trong việc giao dịch trong mua bán đồng bản tệ hai nước. Đáp ứng các nhu cầu về vốn trong thanh toán biên giới của các ngân hàng trên toàn tuyến biên giới.

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)