khó khăn. Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân còn thấp, tiềm năng thế mạnh của các ngành mũi nhọn chưa được khai thác triệt để, đặc biệt là thế mạnh về kinh tế cửa khẩu.
Những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, giữ nhịp độ tăng trưởng. Dịch vụ thương mại tuy đã có những bước phát triển nhưng mới chỉ tập trung ở các điểm đô thị trung tâm. Hoạt động thương mại, các khu kinh tế thương mại cửa khẩu tuy đã có một số thành công bước đầu nhưng còn manh mún, tổ chức quản lý kinh doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả. Trong địa bàn nhỏ hẹp hoạt động Ngân hàng có sự cạnh tranh của một số tổ chức huy động vốn và cho vay vốn hoạt động trên cùng địa bàn. Nhiều dự án đã đầu tư hoàn thành song hiệu quả còn thấp, số lượng khách hàng là đơn vị kinh tế không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp do vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
2.3 THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT CAO BẰNG NHĐT&PT CAO BẰNG
2.3.1 Quá trình triển khai thanh toán biên mậu tại chi nhánh NHĐT&PT Cao Bằng. Bằng.
2.3.1.1 Quan hệ thanh toán Việt – Trung trước khi triển khai thí điểm thanh toán biên mậu tại tỉnh Cao Bằng năm 1996
Cho tới năm 1996 vẫn chưa ký được Hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành " Hiệp định tạm thời về xử lý những việc biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước Việt-
Trung. Trong thời gian này, phương thức mậu dịch biên giới chủ yếu vẫn là hàng đổi hàng tại các của khẩu được mở theo Hiệp định tạm thời. Từ năm 1992, với việc ký kết Hiệp định Thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 7 tháng 11 năm 1991 và một loạt văn bản khác, đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động giao lưu trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa hai nước. Nhiều phương thức mậu dịch đã được phát triển cùng với quy mô được gia tăng nhanh chóng. Ngoài phương thức thương mại thông thường các phương thức giao dịch thương mại như tạm nhập tái xuất, gia công... đã mở rộng nhanh và làm phong phú và phát triển chiều sâu quan hệ mậu dịch Việt - Trung. Thời kỳ này việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc được thực hiện dưới các hình thức: Thanh toán theo thông lệ quốc tế, hàng đổi hàng, Thanh toán bằng tiền mặt (USD, CNY,VND) , thanh toán qua tư nhân... trong đó hình thức thanh toán bằng tiền mặt thanh toán qua tư nhân là hai phương thức thanh toán bị cấm và không dược phép thực hiện. Tình hình trên là một bức xúc và là sự quan tâm đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, song việc thực hiện thanh toán thương mại giữa các Ngân hàng hai nước chưa được thiết lập. Đồng thời một yếu tố chi phối là theo quan điểm của Trung Quốc thì trong mậu dịch biên giới, thì hàng đổi hàng là chủ yếu, không cần các Hiệp định về thương mại và thanh toán ký giữa Chính phủ hai nước. Do vậy Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương hai nước ký năm 1993 chỉ đề cập tới hình thức thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi..
Đặc trưng chủ yếu của thanh toán thời kỳ nay là:
ngày 26/5/1993 giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Trên cơ sở đó hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có quan hệ đại lý thanh toán với các Ngân hàng phía Trung Quốc.
- Thanh toán bằng bản tệ do tư thương thực hiện: Đây là hình thức thanh toán bất hợp pháp, nhưng nó được nảy sinh từ thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu biên giới. Việc thanh toán do các doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp thanh toán với nhau bằng tiền mặt CNY, VND thông quan tư thương buôn bán tiền. Mặc dù Hiệp định thanh toán và hợp tác đã được ký kết giữa Việt Nam – Trung Quốc đã khai thông quan hệ mậu dịch giữa hai nước, nhưng do tính đặc thù của mậu dịch biên giới, phương thức thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được thực hiện rất hạn chế. Do các nguyên nhân sau:
+ Do chính sách quản lý của Trung Quốc ưu đãi về xuất nhập khẩu tiểu ngạch cho các tỉnh biên giới nên cùng một loại hàng hoá nếu xuất nhập theo đường tiểu ngạch với phương thức thanh toán bằng Nhân dân tệ (CNY) sẽ có lợi và rẻ hơn nhiều so với chính ngạch.
+ Do đặc thù của tập quán thương mại biên giới hình thức buôn bán đơn giản, tính pháp lý không cao, trình độ nghiệp vụ ngoại thương thấp, nên các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán chủ yếu theo các phương thức mua bán trao tay, hàng đổi hàng hoặc thanh toán trực tiếp bằng bản tệ tiền mặt, trong đó đồng tiền được sử dụng thông dụng hơn trong thanh toán là đồng Nhân dân tệ Trung Quốc.
Do công tác thanh toán biên giới chưa được tổ chức thực hiện qua Ngân hàng, nên các đơn vị kinh doanh đều phải áp dụng phương thức hàng đổi hàng hoặc thanh toán qua tư nhân, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh vì không an toàn và chi phí tăng cao. Tự phát hình thành các chợ thu đổi tiền tại các khu vực biên giới do tư nhân thao túng, tạo sơ hở phát sinh các hiện tượng tiêu cực như:
trốn thuế, gian lận thương mại, lừa đảo, buôn lậu, buôn bán tiền, thanh toán qua tư nhân bất hợp pháp, tệ nạn tiền giả. Hệ thống các ngân hàng thương mại không mở rộng được nghiệp vụ thanh toán. Nhà nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới một cách chính xác.