Tình hình buôn bán qua biên giới Việt Trung tại tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Trung Quốc đang đứng trước triển vọng tốt đẹp. Cả hai nước đều là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, quan hệ thương mại Việt – Trung nói riêng, quan hệ trao đổi thương mại

biên giới Cao Bằng - Quảng Tây nói riêng chắc chắn sẽ ngày càng thuận lợi, đây là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa hai địa phương tiếp tục phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Về mặt hàng xuất khẩu của tỉnh sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, quặng sắt, mangan. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, hoa quả tươi, phân bón, linh kiện điện tử hàng công nghiệp tiêu dùng. Nhìn chung lượng hàng hóa trao đổi qua biên giới đã tăng nhưng phân bổ không đều, chủ yếu qua cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà, và cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh.

Bảng 2.1 Kim ngạch buôn bán qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Kim ngạch

buôn bán 73.82 62,22 136 163,9 235,8

Nguồn: báo cáo của Sở Công Thương Cao Bằng

Từ tình hình thực tế về buôn bán biên giới Việt- Trung từ khi hai nước bình thường hoá đến nay có một số nét đáng chú ý:

Thứ nhất, buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức: buôn bán chính ngạch, tiểu ngạch, dân gian, tạm nhập tái xuất và cả buôn lậu .

Thứ hai, buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ chỗ chỉ chiếm 2% tổng mức buôn bán của Việt Nam năm 1991, hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam

Thứ ba, trong buôn bán qua biên giới Việt - Trung, mặc dù Trung Quốc là bạn

hàng xuất khẩu lớn song Việt Nam luôn luôn bị nhập siêu, và có xu thế ngày càng tăng.

Thứ tư, số mặt hàng tham gia buôn bán qua biên giới Việt - Trung rất phong phú

và đa dạng

Thứ năm, lực lượng tham gia buôn bán qua biên giới Việt - Trung, không chỉ có

cư dân hai bờ biên giới, mà còn có cả lực lượng tư nhân và tập thể là chủ yếu, cộng thêm doanh nghiệp Nhà nước ở các tỉnh (khu tự trị) ở hai bên biên giới, các tỉnh, thành phố ở sâu trong nội địa của mỗi nước.

Thứ sáu,Hàng hoá trao đổi qua biên giới Việt - Trung không chỉ có hàng hoá của hai nước, mà còn có hàng hoá của các nước thứ ba, ví như : hàng Nhật Bản, Thái Lan, hay khu vực Hồng Kông, Đài Loan v.v…

Thứ bảy, tình trạng quản lý các mặt hàng buôn bán qua biên giới Việt -Trung

chưa thật chặt chẽ, chưa đi vào quy trình, quy phạm, hiện tượng đưa hàng lậu qua biên giới đến nay vẫn còn phổ biến, mức hàng trốn, lậu thuế qua biên giới rất lớn, ngang bằng hoặc có lúc còn cao hơn cả mức buôn bán qua biên giới mà Hải quan thống kê được. Điều này sẽ gây thất thu thuế cho hai bên.

Tiềm năng và tính bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế giữa hai nước ngày càng được khai thác và phát huy, thể hiện qua cơ cấu hàng hoá trao đổi ngày càng phản ánh sát thực lực, trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Thông qua quan hệ thương mại phát triển và đa dạng, bộ mặt xã hội, đời sống của nhân dân ở vùng biên giới hai nước thay đổi cơ bản. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp cùng với sự ra đời của hàng loạt các khu kinh tế tại cửa khẩu đã giúp các

địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp.

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w