Giải pháp về Marketing

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 92)

Hoạt động thanh toán biên mậu vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo khách hàng trong và ngoài địa bàn tỉnh. Do đó, công tác tuyên truyền về dịch vụ thanh toán biên mậu là hết sức cần thiết với ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

-Giới thiệu dịch vụ thanh toán biên mậu tới các khách hàng thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới.

-Mở rộng đối tượng tham gia thanh toán biên mậu.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền về thanh toán biên mậu của ngân hàng còn hạn chế. Các thương nhân buôn bán nhỏ tại khu vực cửa khẩu vẫn chưa biết đến nghiệp vụ thanh toán biên mậu của ngân hàng hoặc có biết cũng chưa nắm được các lợi ích mà dịch vụ thanh toán biên mậu mang lại. Công tác tuyên truyền về dịch vụ thanh toán biên giới trong thời gian tới cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Nội dung tuyên truyền cần rõ ràng, cụ thể, giảm thiểu tính vô hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhấn mạnh các yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như trình độ nhân viên, công nghệ, đặc biệt là uy tín hình ảnh của ngân hàng thông qua đó khách hàng nắm bắt được lợi ích do thanh toán biên mậu mang lại. Các biện pháp có thể thực hiện là:

Đẩy mạnh tiếp thị, tuyên truyền như hội nghị khách hàng, tờ rơi, thư ngỏ.

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN BIÊN

MẬU TẠI NHĐT&PT NÓI RIÊNG VÀ CÁC NHTM NÓI CHUNG.

Chính phủ, các Bộ, ban, ngành hữu quan ở Trung ương và địa phương cũng cần có những điều chỉnh chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán biên mậu có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cụ thể là:

-Về phía Chính phủ: nên thành lập một ban chuyên trách hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc, thành phần bao gồm đại diện của các bộ Thương mại, Tài chính, Ngân hàng, Tổng cục Hải quan…để có được sự phối hợp một cách đồng bộ và thống nhất. Hải quan, thuế và ngân hàng là ba lĩnh vực

sẽ phải có sự phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động thương mại giữa hai nước được thực hiện theo hình thức chính thống, có kiểm soát. Đây là biện pháp quan trọng để khắc phục những tồn tại trước đây của hoạt động này vì thực tế hoạt động của hệ thống hải quan tại các cửa khẩu trong thời gian vừa qua chủ yếu chỉ mang tính chất ghi nhận số lượng hàng hoá được xuất nhập qua cửa khẩu và đánh thuế hàng hoá. Vấn đề kiểm soát về chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và thanh toán giữa các doanh nghiệp bị buông lỏng. Đây chính là những kẽ hở làm phát sinh tình trạng trốn lậu thuế xuất nhập khẩu.

- Bộ Thương mại: cần chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp có xuất khẩu sang Trung Quốc thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số mặt hàng chiến lược quan trọng cần phải thu ngoại tệ tự do chuyển đổi; không vì lợi ích cục bộ, chạy theo lợi nhuận mà thanh toán bằng CNY. Hạn chế tối đa trường hợp dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi để nhập các mặt hàng từ Trung Quốc, đặc biệt là hàng tiêu dùng .

-Bộ Tài chính: nên cho phép nhập khẩu thanh toán biên mậu bằng bản tệ thì giá tính thuế cũng được áp dụng mức giá tối thiểu như thanh toán theo thông lệ quốc tế nhằm tiết kiệm được ngoại tệ mạnh đồng thời mở rộng được hình thức thanh toán biên mậu qua ngân hàng.

- Tổng cục Hải quan: cần đơn giản hoá các thủ tục hải quan, áp dụng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào khu vực biên giới và các đối tượng kinh doanh ở khu vực biên giới; phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, cửa khẩu, quản lý thị trường quản lý chặt chẽ việc vận chuyển tiền mặt và buôn lậu qua biên giới.

- Ngân hàng Trung ương: hai nước Việt Nam, Trung Quốc sớm ký kết lại Hiệp định thanh toán thay thế Hiệp định thanh toán và hợp tác ký từ năm 1993 cho

ứng yêu cầu thực tiễn; rà soát lại và tổng kết hoạt động của các bàn đổi tiền tư nhân kể từ khi có chủ trương cấp giấy phép hoạt động, tổ chức lại hoạt động của các bàn đổi tiền tư nhân ở khu vực biên giới.

Việc xem xét đưa đồng Nhân dân tệ thuộc đối tượng đầu tư dự trữ ngoại hối là cần thiết. Thông qua hoạt động dự trữ Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các NHTM chủ động trong duy trì trạng thái ngoại hối đối với đồng nhân dân tệ. Thông qua hoạt động dự trữ Nhân dân tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hút các nguồn Nhân dân tệ trôi nổi trên thị trường phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu theo chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Chính phủ trong từng thời kỳ, góp phần chống buôn lậu, gian lận thương mại khu vực biên giới. Thực tế các nguồn Nhân dân tệ trôi nổi trên thị trường, nằm trong tay các tư thương, các bàn đổi ngoại tệ tư nhân, là nguồn gốc của các khoản thanh toán hàng nhập khẩu dưới hình thức nhập lậu hàng hoá, nếu thu hút được các khoản tiền trôi nổi trên thị trường, sẽ thu hẹp được hoạt động của các bàn đổi tiền tư nhân, hạn chế được nhập lậu hàng hoá. Đây là giải pháp quan trọng làm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách Biên mậu của Trung Quốc và góp phần tăng cường quản lý ngoại hối khu vực biên giới bằng biện pháp kinh tế thay vì biện pháp hành chính như hiện nay.

- Các cấp chính quyền địa phương: các tỉnh ủng hộ chủ trương của ngân hàng

trong việc thực hiện cơ chế thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, yêu cầu các doanh nghiệp trực thuộc trên địa bàn tỉnh phải chấp hành triệt để các nguyên tắc này. Đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong việc tổ chức lại các chợ đổi tiền tư nhân, quản lý tốt thị trường tiền tệ ở biên giới.

KẾT LUẬN

Kiểu mậu dịch qua biên giới như Việt Nam - Trung Quốc không phải nước nào cũng có. Vì vậy, nếu phát hiện ra lợi thế đó và khai thác tốt sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho các mặt hàng XNK giữa hai bên. Còn ngược lại, đó sẽ trở thành kênh buôn lậu, tạo điều kiện cho hàng hoá kém chất lượng vào thị trường cả hai nước. Tuy nghiệp vụ thanh toán biên mậu được triển khai chưa lâu tại NHĐT&PT Cao Bằng nhưng đã góp phần tích cực trong việc tạo ra những điểm sáng trong ổn định an ninh tiền tệ biên giới nói riêng và cả nước nói chung, thúc đẩy quan hệ song phương hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển.

Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về TTBM, trên cơ sơ những lý luận về TTBM và phân tích thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, hoạt động thanh toán của ngân hàng để rút ra những tồn tại cần khắc phục. Từ đó đề ra các giải pháp cần thực hiện để thúc đẩy TTBM tại ngân hàng ĐT&PT Cao Bằng.

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, TTBM là sản phẩm dịch vụ đầy tiềm năng với các ngân hàng

thương mại nói chung và với NHĐT&PT Cao Bằng nói riêng.

Thứ hai, tuy hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa với Trung Quốc trên

địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động nhưng số giao dịch thực hiện thanh toán qua ngân hàng vẫn còn khiêm tốn.

Thứ ba, ngân hàng cần tích cực tiến hành tổng thể các giải pháp về thị

trường, khách hàng, cơ chế, chính sách theo hướng mở, linh hoạt, thông thoáng về lãi suất, tỉ giá, phí để thúc đẩy TTBM qua ngân hàng.

Hoàn thành khóa luận này, em mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Việt -Trung trên địa bàn tỉnh. Vì thời gian nghiên cứu chưa nhiều, lượng kiến thức còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.GS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại

thương, Nhà xuất bản thống kê năm 2009.

2.PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương: Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê năm 2006.

3. Báo cáo thanh toán biên mậu của NHĐT&PT Cao Bằng và NHNN&PTNT Cao Bằng.

4.Công văn 3055/CV/TTQT hướng dẫn thanh toán biên mậu qua chi nhánh ngân hàng đầu mối (lưu hành nội bộ).

5. Công văn 1288/CV-TTQT thanh toán biên mậu Việt Trung (lưu hành nội bộ) 6. Hiệp định về mua bán hàng hóa vùng biên giới giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 7/11/1991.

7. Hiệp định Thanh toán và Hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHNDTQ) ký ngày 26/05/1993, và Hiệp định sửa đổi bổ sung ngày 16/10/2003.

8. Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về việc ban hành qui chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.

9. Quyết định 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới ngày 7/11/2006.

10.Quyết định 23/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc phê duyệt Đề án

phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 ngày 2/8/2007.

11. Quyết định 22/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu ngày 31/07/2008.

12. Tham luận của vụ thương mại miền núi tại hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Quốc do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội 24/7/2009.

13.Các tạp chí và bài báo:

-Tạp chí ngân hàng số 18,20 (2007)

- Th.S Nguyễn Tuấn Thanh : “Một số đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam -

Trung Quốc kể từ khi bình thường hóa đến nay”. Tạp chí kinh tế chính trị thế

giới số 4 năm 2008.

- Thu Phương: “Thanh toán biên mậu qua hệ thống ngân hàng chính thống” Báo điện tử đại biểu nhân dân ngày 25/06/2007

- Trung Ngân : “Hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung”. Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam ngày 28/7/2006.

- Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: hiện tại và triển vọng – Viện nghiên cứu phát triển TPHCM.

14. Các Website

www.sbv.gov.vn – website của NHNN Việt Nam.  www.moit.gov.vn – website của Bộ công thương.

www.customs.gov.vn – website của Tổng cục hải quan Việt Nam.

congthuongcaobang.gov.vn – website của sở công thương Cao Bằng

www.vietnamchina.gov.vn – website hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam

- Trung Quốc.

www.vnbaorg.info – website của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với thầy GS.TS Nguyễn Văn Tiến người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã truyền cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập và cung cấp những tài liệu cũng như những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình làm luận văn. Em đã học hỏi được rất nhiều ở phong cách làm việc và nghiên cứu của thầy.

Em cũng xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Thanh toán quốc tế, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như sự chỉ bảo trong quá trình học tập. Những kiến thức được các thầy cô trang bị mãi là hành trang quý báu trong em.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng các anh chị thuộc NHĐT&PT Cao Bằng đã chia sẻ những tài liệu, thông tin quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Người viết luận văn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố ở công trình nào khác.

Người viết luận văn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết cụ thể

TTQT Thanh toán quốc tế

TTBM Thanh toán biên mậu

NHTM Ngân hàng thương mại

XNK Xuất nhập khẩu

NHTH Ngân hàng thu hộ

NHNT Ngân hàng nhờ thu

ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-

Trung Quốc

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn

NHĐT&PT Ngân hàng đầu tư và phát triển

SWIFT

(Society for Worldwide Interbank Finance and Telecommunication) là hệ thống hỗ trợ thanh toán liên ngân hàng toàn cầu.

CNY Nhân dân tệ

VND Việt Nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu Tên bảng Trang

Sơ đồ 1.1 Qui trình thanh toán bằng chuyển tiền 10

Sơ đồ 1.2 Qui trình nhờ thu phiếu trơn 12

Sơ đồ 1.3 Qui trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 13 Sơ đồ 1.4 Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng

chứng từ. 15

Đồ thị 1.1 Thương mại với Trung Quốc giai đoạn 2007-

2010 27

Bảng 2.1 Kim ngạch buôn bán qua các cửa khẩu trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng. 34

Bảng 2.2 Doanh số thanh toán biên giới qua Ngân hàng

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999-2002 45 Bảng 2.3 Doanh số thanh toán biên giới qua Ngân hàng

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2003-2010 47 Bảng 2.4 Mức phí thanh toán biên mậu của các ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 52

Đồ thị 2.1

So sánh doanh thu thanh toán biên mậu giữa NHĐT&PT Cao Bằng và NHNN&PTNT Cao Bằng

54

Đồ thị 2.2

Thị phần thanh toán biên mậu của NHĐT&PT Cao Bằng so với NHNN&PTNT Cao Bằng từ 2006-2010

55

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

LỜI NÓI ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU...4

1.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT...4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TTQT...4

1.1.2 Vai trò của TTQT ...5

1.1.2.1 Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế...5

1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại ...6

1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ...7

1.1.3 Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế ...7

1.1.3.1 Hối phiếu thương mại ...7

1.1.3.2 Sec...8

1.1.3.3 Lệnh phiếu ...9

1.1.3.4 Thẻ thanh toán ...9

1.1.4 Các phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế ...9

1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền ...9

1.1.4.2 Phương thức nhờ thu ...11

1.1.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ ...14

1.2 THANH TOÁN BIÊN MẬU ...17

1.2.1 Khái niệm ...17

1.2.2 Đặc điểm của thanh toán biên mậu ...19

1.2.4 Ý nghĩa của thanh toán biên mậu...20

1.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THANH TOÁN BIÊN MẬU VIỆT – TRUNG ...23

1.3.1 Thỏa ước thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc ...23

1.3.2 Tổng quan tình hình thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc...26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU VIỆT - TRUNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO BẰNG. 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG TẠI CAO BẰNG ...32

2.1.1 Đặc điểm chủ yếu của quan hệ thương mại Việt - Trung tại tỉnh Cao Bằng 2.1.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng...32

2.1.1.2 Tình hình buôn bán qua biên giới Việt - Trung tại tỉnh Cao Bằng...33

2.1.2 Những tác động của buôn bán qua biên giới ...36

2.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHĐT&PT CAO BẰNG ...38

2.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng...38

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng...39

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 92)