Giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

3.3.2.1 Phát triển các phương thức thanh toán mới

Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụ biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp với các ngân hàng đối tác Trung Quốc phát triển thêm các phương thức thanh toán khác nhau, trên cơ sở đó tuỳ theo những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp.

Trước năm 2008, Ngân hàng mới chỉ áp dụng phương thức thanh toán duy nhất là phương thức thanh toán chuyển tiền trong hoạt động thanh toán biên giới, đây là phương thức thanh toán đơn giản về thủ tục tuy nhiên ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền một cách đơn thuần, hơn nữa trong phương thức thanh toán này, thường người nhập khẩu sau khi nhận được hàng rồi mới thanh toán tiền, do đó trong nhiều trường hợp quyền lợi của bên xuất khẩu không được đảm bảo. Sở dĩ ngân hàng mới chỉ áp dụng phương thức nêu trên là do trong quá

trình triển khai thanh toán biên giới, môi trường pháp lý về hoạt động thương mại chưa đầy đủ, mặt khác do tính đa dạng của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới, ngân hàng không lường hết được những tranh chấp thương mại, nên chưa thể đưa ra các hình thức thanh toán mà ngân hàng có sự tham gia sâu vào việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trong điều kiện hiện nay, môi trường pháp lý trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới đã được cải thiện, đồng thời các thương nhân, nhất là các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực ngoại thương. Chính vì vậy, với tình hình mới và thực tiễn hoạt động mua bán trao đổi hàng qua biên giới phong phú và đa dạng hiện nay, ngân hàng cần tiếp tục đưa ra các phương thức thanh toán mới, đảm bảo quyền lợi của các bên đối tác thương mại, nâng cao vai trò của ngân hàng trong việc thanh toán xuất, nhập khẩu. Các phương thức thanh toán mới được áp dụng cần thiết được xây dựng trên những cơ sở như sau:

- Phù hợp với những nguyên tắc và thông lệ quốc tế về thanh thanh toán quốc tế, đồng thời phải xét đến các yếu tố pháp luật của hai nước về thanh toán quốc tế.

- Phù hợp với các quy định trong hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới và hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

- Xem xét và lựa chọn các yếu tố về tập quán thương mại khu vực biên giới để áp dụng các phương thức thanh toán và các chứng từ sử dụng trong thanh toán phù hợp. Ví dụ, đại đa số các trường hợp việc xuất nhập khẩu hàng hoá đều thực hiện giao nhận hàng hoá tại khu vực biên giới trực tiếp giữa các nhà xuất, nhập khẩu, do đó chứng từ xuất trình chỉ có thể là biên bản giao nhận hàng hoá. Một số

như mua bán hàng nông sản. Ngoài ra những loại chứng từ như: Phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, chứng từ bảo hiểm ít được sử dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng cần phối hợp với ngân hàng đối tác phát triển thêm các phương thức thanh toán mới, phù hợp với những nguyên tắc và tập quán thông lệ quốc tế về thanh toán quốc tế và một số thoả thuận cụ thể để phù hợp với thực tiễn hoạt động mậu dịch biên giới.

Các phương thức thanh toán có thể triển khai áp dụng là:

a. Phương thức tín dụng chứng từ thanh toán bằng bản tệ

Quy trình phát hành , thông báo và thanh toán L/C thực hiện theo quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế đang áp dụng ngoại trừ các điểm khác biệt là: Chứng từ thương mại phù hợp với tập quán thương mại, và quy định của Quy chế trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế của khẩu Việt Nam và Trung Quốc.

b.Séc du lịch: Đây là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ

cho nhu cầu du lịch ngày càng phát triển của công dân hai nước. Việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này như sau:

- Đối tượng được Ngân hàng phát hành Séc: Công dân hai nước xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiếu, giấy thông hành do cơ quan xuất nhập cảnh hai nước cấp.

- Đồng tiền phát hành : là đồng bản tệ của hai nước VND và CNY.

- Trị giá Séc : theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mức tiền được mang chuyển ngoại tệ ra nước ngoại đối với cá nhân.

- Thanh toán Séc: Trên cơ sở quy trình nhờ thu Séc hiện hành, trên nguyên tắc khách hàng phải ký quỹ 100% trị giá Séc.

Áp dụng như thông lệ quốc tế

3.3.2.2 Áp dụng đồng bộ các biện pháp tài trợ ngoại thương.

Nghiệp vụ tài trợ ngoại thương đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biên giới Việt - Trung nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Qua các hoạt động tài trợ ngoại thương, ngân hàng cung cấp hệ thống giải pháp và kỹ thuật tài trợ phong phú, hữu hiệu, giải quyết phần lớn khó khăn về tài chính và uy tín kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp. Mặt khác hoạt động tài trợ ngoại thương cũng mang lại nguồn thu nhập lãi và phí cho ngân hàng, mối quan hệ gắn bó và chặt chẽ về lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ ngoại thương cũng như cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển. Các loại hình tài trợ ngoại thương có thể áp dụng là:

- Cho vay để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết hoặc đã mở L/C.

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C.

- Cho vay tiêu thụ hàng nhập khẩu, cho vay để thanh toán L/C trả ngay, cho vay để ký quỹ L/C, cho vay thế chấp bằng lô hàng nhập khẩu.

3.3.2.3 Phối hợp với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống để thực hiện thanh toán biên mậu.

Thanh toán biên mậu cần được xem như là một nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, không phải riêng chi nhánh trực tiếp làm nghiệp vụ thanh toán biên mậu. Một chi nhánh trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu một cách độc lập sẽ không có hiệu quả vì:

Thứ nhất, không khai thác được ưu thế của hệ thống ngân hàng trong đáp

ứng các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai, việc tổ chức thực hiện như hiện nay đang có những hạn chế về

mặt địa lý trong việc đáp ứng dịch vụ thanh toán biên giới cho các khách hàng ngoài địa bàn tỉnh.

Do đó, cần tích cực phối hợp với các ngân hàng thực hiện thanh toán biên giới trong toàn hệ thống để đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng trong cũng như ngoài địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w