Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

a.Thanh toán biên mậu chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

Mặc dù thanh toán biên mậu đã được triển khai tại ngân hàng từ năm 2003 và đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, nhưng thanh toán biên mậu tại ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện thanh toán với nhau bằng tiền mặt hoặc qua tư nhân chuyển tiền, mạng lưới tư nhân làm thanh toán thay ngân hàng thanh toán XNK biên giới với Trung Quốc còn phổ biến. Việc mua CNY tại các chợ tiền biên giới diễn ra dễ dàng và theo những người buôn bán tại các chợ tiền này cung bao nhiêu cũng đủ cầu trong khi đó tại ngân hàng thường bị động về nguồn CNY để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu. Ngoài ra đôi lúc còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ số CNY tiền mặt thu được trong quá trình kinh doanh.

Theo các doanh nghiệp, ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thanh toán của họ: công nghệ thanh toán qua ngân hàng còn lạc hậu, luân chuyển chứng từ còn thực hiện thủ công, hình thức thanh toán còn chưa phong phú và đa dạng, chủ yếu là thực hiện hối phiếu và chứng từ chuyên dùng biên mậu. Ngân hàng kinh doanh CNY còn dè dặt, cầm chừng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán, mua bán CNY của các doanh nghiệp.

Do ngại thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên ngân hàng không muốn cho vay vì sợ khó kiểm soát được luồng vốn chu chuyển, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn. Điều này làm giảm vai trò của ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng phục vụ hoạt động thương mại Việt - Trung. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm được chủ trương thanh toán bằng bản tệ qua ngân hàng.

b. Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng

Hoạt động TTBM chưa thực sự phát huy được hiệu quả mặc dù địa bàn tỉnh Cao Bằng có 6 huyện có đường biên giới giáp Trung Quốc nhưng hiện nay NHĐT&PT vẫn chưa có điểm giao dịch tại các cửa khẩu nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ tại vùng biên điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động thanh toán biên mậu của chi nhánh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh cho thấy doanh thu thanh toán biên mậu của ngân hàng vẫn tăng dần qua các năm chứng tỏ tiềm năng của hoạt động này rất lớn. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập và phát triển, với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc thì tương lai việc buôn bán xuất nhập khẩu sẽ rất sôi động. Đối với ngành ngân hàng, việc hình thành khu hành lang kinh tế trên đã mở ra cơ hội để mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình. Bên cạnh đó với kế hoạch nâng cấp cửa khẩu Tà Lùng trong thời gian tới lên thành cửa khẩu quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động buôn bán của thương nhân hai nước điều đó là cơ hội lớn để kinh doanh nếu ngân hàng biết tận dụng điều này.

c.Trình độ của cán bộ ngân hàng

Tuy ngân hàng luôn coi bồi dưỡng nhân lực là yếu tố hàng đầu, chất lượng cán bộ không ngừng được nâng cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế

nhất định. Số lượng cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương tương đối nhiều và có khả năng ngoại ngữ tốt nhưng chưa cập nhật thường xuyên các thông tin về chính xách quản lý ngoại hối, quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam. Kiến thức, trình độ, kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện thanh toán biên giới tại ngân hàng chủ yếu thực hiện theo sự hướng dẫn của ngân hàng cấp trên, do đó nghiệp vụ ít được đổi mới, chưa có những đề xuất phương thức thanh toán mới trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần quan tâm hơn tới công tác đào tạo cán bộ về mọi mặt để tiến hành nghiệp vụ trôi chảy, góp phần xây dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng.

d. Chưa có sự liên kết, thống nhất chung trong việc cân đối, mua bán đồng nhân dân tệ.

Các chi nhánh thực hiện thanh toán biên mậu chỉ mới liên kết theo hình thức trực tiếp với nhau, khi phát sinh nhu cầu mua, bán CNY, chưa có đầu mối thống nhất để đáp ứng nhu cầu mua bán CNY.

e. Tỷ giá cung cấp cho khách hàng chưa theo sát thị trường

Việc xác định tỷ giá mua bán CNY với khách hàng dựa trên sự thỏa thuận mua bán CNY với chi nhánh đại lý (NHĐT&PT Lạng Sơn) nên không theo sát tỷ giá trên thị trường tự do và thường thì tỷ giá do ngân hàng cung cấp không cạnh tranh bằng thị trường tự do. Do tư thương không có đăng ký kinh doanh và trốn thuế nên họ thường mua ngoại tệ với giá cao hơn và bán với giá hạ hơn ngân hàng mà vẫn có lãi. Với tỷ giá như trên một số doanh nghiệp đã không thanh toán thu đổi qua ngân hàng mà tìm nơi tiêu thụ số ngoại tệ trên. Như vậy, ngân hàng không thực hiện được vai trò trung tâm thanh toán và

chợ đen một khối lượng ngoại tệ và tạo điều kiện cho tư thương có môi trường kinh doanh buôn bán ngoại tệ. Điều này dẫn tới việc kinh doanh mua bán ngoại tệ bị tư thương chi phối chiếm lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w