Giai đoan triển khai thí điểm thanh toán xuất nhập khẩu biên giới bằng

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

bản tệ tại Cao Bằng.

Sau khi có Công văn số 4604/KHKT của Chính phủ ngày 14/9/1996 và Công văn số 719/KHKT Chính phủ ngày 17/2/1997 chỉ đạo về việc triển khai thí điểm thanh toán xuất, nhập khẩu biên giới với Trung Quốc bằng bản tệ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tháng 12/1996), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (Tháng 9/1999) triển khai thí điểm thanh toán xuất nhập khẩu biên giới với Trung Quốc bằng bản tệ.

Trước đây, do chưa có dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp và thương nhân phải thanh toán bằng tiền mặt và hàng đổi hàng, việc đổi tiền được thực hiện qua các tư nhân tại "chợ tiền biên giới". Nhiều doanh nghiệp và thương nhân phải bán chịu hàng cho đối tác Trung Quốc, do gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toán nên đã chịu tổn thất không nhỏ. Thực trạng trên đòi hỏi phải có sự tham gia của ngành ngân hàng với một phương thức thanh toán thuận tiện, phù hợp, an toàn trong điều kiện không dùng ngoại tệ mạnh. Việc tổ chức thanh toán biên giới qua Ngân hàng đã được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ủng hộ và hưởng ứng, nhiều khách hàng trước đây thực hiện thanh toán trực tiếp với Trung Quốc hoặc thông qua tư nhân đã dần dần tập trung thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch thanh toán biên giới tại các Ngân hàng ngày một tăng. Tuy nhiên trong những năm đầu

trong thời gian này NHĐT&PT Cao Bằng chưa triển khai dịch vụ thanh toán biên giới.

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán biên giới qua Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1999-2002

Đơn vị: Triệu VND Năm 1999 2000 2001 2002 NHNN&PT Cao Bằng 1.250 5.020 9.062 14.468 NHĐT&PT Cao Bằng 0 0 0 0 Kim ngạch XNK 128.007 224.010 288.001 304.008 Tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng 0,97% 2,24% 3,15% 4,76%

Nguồn: Báo cáo thanh toán biên mậu của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Triển khai thực hiện thí điểm thanh toán biên giới cho thấy chủ trương này là đúng dắn và có hiệu quả tốt được sự ủng hộ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biên giới, bước đầu phù hợp với đặc thù hoạt động xuất nhập khẩu biên giới, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá, tiết kiệm được ngoại tệ cho cả hai bên.

Mặc dù ngày 26.5.1993 Ngân hàng Trung ương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác thanh toán phải thông qua ngân hàng thương mại hai nước theo thông lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế buôn bán qua biên giới Việt -Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển

biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát theo phương thức "hàng đổi hàng", buôn bán trao tay, tiến tới kỳ hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng lượng thanh toán qua ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá của hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Ðiều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc.

Căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ cho phép áp dụng thanh toán XNK biên giới bằng bản tệ tại văn bản số 2472/VPCP-KTTH ngày 19/6/2000. Căn cứ vào thông báo số 994/CV-QLNH1 ngày 20/7/2000 của vụ quản lý ngoại hối về việc thanh toán XNK biên giới Việt Trung bằng bản tệ. Phương thức thanh toán bằng bản tệ với Trung Quốc qua Ngân hàng chính thức được thực hiện.

Một phần của tài liệu Thanh toán biên mậu tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w