5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ
3.2.3.1 Biện pháp giải quyết công nợ
Đối với các khoản phải thu:
Khi kí hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty. Với những khách hàng nội địa, công ty có thể áp dụng chính sách khuyến mãi với nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, giảm giá trong những dịp lễ, tết để tăng nhu cầu của khách hàng.
Thường xuyên kiểm soát các khoản nợ phải thu: mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng đồng thời xác định giới hạn bán chịu để tránh tình trạng việc bán chịu quá mức.
- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Thường xuyên đến những công ty chưa thanh toán hết nợ để nhắc nhở, thúc giục họ thanh toán những khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn.
- Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. Nếu nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là do tình hình kinh doanh của khách hàng suy giảm thì cần trích lập các khoản dự phòng để tránh mất vốn. Nếu nguyên nhân do khách hàng muốn chiếm dụng vốn của doanh nghiệp thì nên theo dõi và đưa ra các biện pháp tích cực như chiết khấu để khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp.
- Trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động.
Đối với các khoản phải trả:
Theo dõi sát sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần phải thanh toán nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng sự tin cậy của các bạn hàng. Công ty cần chú trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Từ đó đưa ra các biện pháp như:
Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt khoảng 30%lượng tiền tồn quỹ cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn để tránh chủ nợ vì một lý do nào đó đòi phải thanh toán ngay.
Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao như: Trái phiếu chính phủ, các loại chứng khoán của tổ chức nước ngoài…để đảm bảo tính thanh 105
khoản cao cho tài sản lưu động.
Đối với các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên: công ty cần nhắc nhở công nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm trễ thì cắt khen thưởng, cắt danh hiệu thi đua…
3.2.3.2 Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán
Qua phần phân tích ta thấy rằng hiện tại công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình, song các hệ số khả năng thanh toán của công ty đang có xu hướng giảm dần vì vậy công ty cần có những biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán của mình. Cụ thể:
Tăng lượng vốn bằng tiền nhằm đảm bảo mức dự trữ hợp lý. Lượng vốn bằng tiền mặt của Công ty luôn ở mức dưới 7%, vì thế trong ngắn hạn tới Công ty nên tăng lượng vốn này ở mức 12-15% tương ứng với số tuyệt đối khoảng 150.000 triệu đồng nhằm đáp ứng khả năng thanh toán thường ngày của doanh nghiệp cũng như đảm bảo các khoản công nợ ngắn hạn khác.
Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp, an toàn và có hiệu quả. Đối với khách hàng thì nên áp dụng thêm một số chính sách khuyến mại, chiết khấu thương mại nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, đối với nhà cung ứng cần tìm đối tác cung ứng có uy tín, có thể tăng cường chính sách chiếm dụng vốn nhằm nâng lượng tiền tồn trữ trong doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời hạn chi trả tiền...
Tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền nhằm mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán.
3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí
Quản lý và sử dụng hợp lý chi phí phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo
phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí nào không cần thiết thì cương quyết không chi…Từ đó, ta có các biện pháp nhằm quản lý chi phí hiệu quả và tiết kiệm chi phí:
Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.
Trong việc sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.
Giảm chi phí hành chính đến mức thấp nhất có thể được nhất là các chi phí quản lý, chi phí văn phòng, tránh lãng phí trong việc sử dụng đồ dùng trong văn phòng công ty. Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng.
3.2.5 Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời
Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.
Để nâng cao khả năng sinh lời phải gia tăng lợi nhuận còn biện pháp giảm vốn sản xuất kinh doanh thì không hợp lý vì với xu thế phát triển thì doanh nghiệp cần tăng quy mô, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng để tăng tỷ suất sinh lời thì tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.
Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Doanh thu tăng phụ thuộc vào giá vốn, chất lượng sản phẩm, uy tín của công ty, phạm vi phục vụ…Hiện nay doanh thu của Công ty tăng đều hằng năm nhưng khoản tăng này chủ yếu vì giá vốn tăng nên lợi nhuận của công ty bình quân trong cả thời kỳ tăng chưa đáng kể. Do đó công ty cần có biện pháp để làm giảm giá thành xuống bằng 107
cách nâng cao trình đội quản lý của lãnh đạo phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi cá nhân trong toàn Công ty, từ đó sẽ làm giảm đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy nhanh lợi nhuận lên.
Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể, đó là:
Công ty cần tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp. Điều này được thực hiện ngay trong giai đoạn nghiên cứu: sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng gia tăng: từ 42.960 tấn sản phẩm năm 2009 lên 50.700 tấn vào năm 2011 và dự kiến là 50.700 tấn trong năm 2012 (do năm 2012 có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào, biến động của nhiều đồng ngoại tệ, với chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm đầu tư công của Chính phủ nhắm kiềm chế lạm phát... nên Công ty quyết định mức sản phẩm dự kiến là tương đương với năm 2011); chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ được sản xuất từ những dây chuyền thiết bị thế hệ mới và hiện đại nhất từ các nước tiên tiến như Ý, Nhật: máy Kraussmaffie K90, K50, máy nong ống hình sin SICA của Italia, công nghệ ép phun của Huyndai- Nhật.
Sản lượng tăng cao song do quy mô sản xuất tăng khiến giá sản phẩm không bị tăng nhiều, hạn chế biến động giá tăng làm cầu giảm. Các biện pháp Công ty áp dụng nhằm nâng cao sản lượng là: tăng cường cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, khuyến khích công nhân làm tốt bằng cách tăng thưởng hoặc số ngày nghỉ phép; tăng cường chất lượng quản lý bằng cách mở các đợt đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên; mở rộng liên kết, liên doanh với các công ty, các tổ chức trong và nước ngoài; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và uy tín ở khách hàng, khuyến khích và tăng nhanh số lượng khách hàng thường xuyên.
Chi phí là yếu tố được Công ty quan tâm hàng đầu, để tiết giảm chi phí này, Công ty xác định các chi phí khách quan như: giá vật tư, lãi suất ngân hàng... là khó thể giảm được mà chỉ có thể tiết giảm được các chi phí mang tính chủ quan như sử
dụng điện nước, vật tư, sử dụng lao động. Bên cạnh đó Công ty cần lập kế hoạch cho các chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí cung ứng sản phẩm một cách cụ thể, khoa học. Đặc biệt trong khâu chuẩn bị và tổ chức sản xuất của công ty cần được giám sát chặt chẽ để sản xuất có hiệu quả sẽ làm giảm chi phí trong khâu tiếp theo như công tác sau sản xuất, chi phí sửa chữa, tái chế sản phẩm hỏng
Kết luận
Như vậy, có thể nhận thấy nhờ có chiến lược kinh doanh hợp lý, công tác quản lý tài chính có hiệu quả, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế và giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động nhưng Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong vẫn là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng vững chắc tại Việt Nam.
Toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn được trình bày trong bài khóa luận đã chứng minh ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính và hiệu quả quản lý tài chính đối với mỗi doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do mới bước đầu tiếp cận giữa những kiến thức tiếp thu tại nhà trường và thực tế, đặc biệt là dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong tiếp thu được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện hơn nữa bài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Đào Văn Hiệp, Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Danh mục bảng biểu
Bảng 1 : Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24 Bảng 2 : Bảng phân tích tình hình tài chính 27 Bảng 3 : Bảng phân tích sự biến động tài sản 29 Bảng 4 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 32 Bảng 5 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 33 Bảng 6 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 35 Bảng 7 : Bảng phân tích tình hình huy động vốn 37 Bảng 8 : Bảng phân tích cơ cấu nợ phải trả 40 Bảng 9 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 42 Bảng 10: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu 44
Bảng 11: Bảng phân tích tình hình công nợ 46 Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán 49 Bảng 13: Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình: Phân tích tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính- Học viện Tài chính
Chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi; TS.Nguyễn Trọng Cơ. 2.Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp
NXB Thống kê 2005
Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương 3.Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp
NXB Tài chính- Học viện Tài chính
Chủ biên: TS. Nguyễn Đăng Nam; PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm. 4.Giáo trình: Phân tích báo cáo trị tài chính
NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2005 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc.
5. Các báo cáo tài chính, số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh và các tài liệu liên quan khác của Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong giai đoạn 2009-2011.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1. Tính cấp thiết của đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu...1
4. Phương pháp nghiên cứu...2
5. Kết cấu của đề tài...2
CHƯƠNG 1...4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP...4
1.1 Quản lý tài chính doanh nghiệp...4
1.1.1.Tài chính doanh nghiệp...4
1.1.1.1 Khái niệm...4
1.1.1.2 Bản chất...5
Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, dưới hình thái vật chất là nhà cửa, phân xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán có giá...Nghiên cứu về bản chất của tài chính doanh nghiệp là đi nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Những quan hệ xã hội này đều được thể hiện bằng tiền, vì vậy còn gọi là quan hệ tiền tệ. Quan hệ xã hội này còn được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế...5
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:...6
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, sức lao động…là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ…Đồng thời thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị…nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường...6
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp:...6
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn...6
1.1.1.3 Chức năng...6
1.1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp...7
1.1.2.1 Khái niệm...7
1.1.2.2 Chức năng...8
Dự toán vốn dài hạn: Nên đầu tư dài hạn vào đâu và đầu tư bao nhiêu cho phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. Đây cũng được
coi là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ sở để dự toán
vốn đầu tư...8
Cơ cấu vốn: Những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là những nguồn nào; nói cách khác, nguồn vốn tài trợ được huy động từ đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất...8
Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra: sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối ưu thông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp sử dụng như thế nào, phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào để thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính, quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để ra quyết định thu, chi phù hợp?....8
1.1.2.3 Vai trò ...8
1.1.2.4 Mục tiêu...9
1.2 Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp ...9