Hiệu quả quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.2Hiệu quả quản lý nguồn vốn

2.2.2.2.1 Hiệu quả quản lý tổng vốn

Bảng 9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tổng vốn bình quân Trđ 900,733 1,200,926 1,478,839 300,193 33.33 277,913 23.14

Doanh thu thuần Trđ 1,546,890 2,001,814 2,425,536 454,924 29.41 423,722 21.17

Lợi nhuận sau thuế Trđ 305,663 309,859 276,179 4,196 1.37 -33,680 -10.87

Suất sinh lợi của tổng vốn so với DTT lần 1.72 1.67 1.64 -0.05 -2.94 -0.03 -1.60

Suất sinh lợi của tổng vốn so với LNST lần 0.34 0.26 0.19 -0.08 -23.97 -0.07 -27.62

Suất hao phí của tổng vốn so với DTT lần 0.58 0.60 0.61 0.02 3.03 0.01 1.63

Suất hao phí của tổng vốn so với LNST lần 2.95 3.88 5.35 0.93 31.52 1.48 38.16

Từ bảng phân tích trên ta thấy:

Nếu như trong năm 2009, trung bình 1 đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra 1,72 đồng doanh thu thuần, thì đến năm 2010 chỉ tạo ra được 1,67 đồng, giảm 0,05 đồng tương ứng giảm 2.94 % so với năm 2009. Đến năm 2011 suất sinh lợi của tổng vốn so với doanh thu thuần tiếp tục giảm ,cũng với 1 đồng vốn nhưng chỉ tạo ra được 1,64 đồng (giảm 1,6 % so với năm 2010).

Suất sinh lợi của tổng vốn so với doanh thu thuần giảm qua 3 năm nghiên cứu. Khi chỉ tiêu này giảm xuống đã làm cho suất hao phí của tổng vốn so với doanh thu thuần tăng. Năm 2009 số vốn trung bình cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần là 0,58 đồng thì năm 2010 cần 0,6 đồng, tăng 0,02 đồng tương ứng tăng 3.03%, đến năm 2011 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,61 đồng tổng vốn, tăng 0,01 đồng tương ứng tăng 1,63%. Sở dĩ có sự thay đổi này là do 2 nguyên nhân sau:

Doanh thu thuần của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 tăng gần 455 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng 29,41%, năm 2011 doanh thu thuần tăng tiếp hơn 423 tỷ đồng tương ứng tăng 21,17% so với năm 2010.

Trong khi đó tổng vốn bình quân của Công ty trong 3 năm nghiên cứu cũng có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của DTT. Năm 2010 tổng vốn bình quân tăng hơn 300 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng 33,33%, năm 2011 tổng vốn bình quân tăng 23,14% so với năm 2010.

Đồng thời ta cũng xét suất sinh lợi của tổng vốn so với lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, 1 đồng tổng vốn tạo được 0,34 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 và 2011 số đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ 1 đồng tổng vốn là 0,26 và 0,19 đồng. Mặc dù là có hiệu quả nhưng chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm trong cả 3 năm nghiên cứu, nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế có biến

động giảm nhẹ. Chính điều này đã làm cho suất hao phí của tổng vốn so với lợi nhuận sau thuế tăng từ 2,95 vào năm 2009 lên 5,35 vào năm 2011.

Tóm lại, qua bảng phân tích trên ta thấy được rằng hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân của Công ty là hiệu quả. Điều này là có lợi đối với CÔNG TY trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới CÔNG TY vẫn nên có những biện pháp thích hợp để cải thiện suất sinh lời của tổng vốn so với LNST.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 64 - 66)