Phương hướng về mặt tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 94 - 95)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3.2 Phương hướng về mặt tài chính

Quản lý tài chính có vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. Chính bởi thế nâng cao hiệu quả về mặt tài chính luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hàng đâu. Để nâng cao hiệu quả về mặt quản lý tài chính, Công ty đã và đang tập trung khai thác các nguồn lực tài chính, tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các loại hình như huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ trong doanh nghiệp, vay ngân hàng, các tổ chức tin dụng…xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, đồng thời đưa ra phương hướng đầu tư sử dụng hợp lý các tài sản sao cho mang lại hiệu quả cao trên chi phí thấp nhất.

Công ty sẽ luôn chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có vốn. Vốn là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đối với công tác huy động vốn phải lập kế hoạch dựa trên khả năng tài chính hiện có và quan hệ với các đối tác bên ngoài. Còn đối với kế hoạch sử dụng vốn cần luôn xác định một cách chính xác, kịp thời nhu cầu cần thiết về lượng vốn sử dụng cho từng giai đoạn, từng khâu tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt gây lãng phí hay làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Ngoài ra, các biện pháp quản lý và thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu cũng luôn được quan tâm: kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiểu thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, Công ty đang xây dựng các chính sách bán chịu phù hợp. Biện pháp này sẽ giúp Công ty hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng.

Tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền nhằm mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán: doanh nghiệp cần tăng lượng vốn bằng tiền đảm bảo mức dự trữ hợp lý vừa đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán vừa hạn chế được rủi ro cho doanh nghiệp. Lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp, an toàn và có hiệu quả nhất. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên cơ sở quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động: tăng cường công tác quản lý tài sản cố định, tìm biện pháp nhằm rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua, xác định nhu cầu cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: đầu tư đúng hướng vào tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng việc phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có. Đồng thời cũng phải thực hiện chế độ bảo dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của tài sản, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất như mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w