Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 91 - 120)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2Mục tiêu phát triển

3.1.2.1Các mục tiêu ngắn hạn

Bước vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012, năm kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu sự tác động tiêu cực của những bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới, cùng với đó là việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công...cũng đã ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của các daonh nghiệp. Vì vậy, Ban Lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2012 với các chỉ tiêu bằng với mức thực hiện của năm 2011, đồng thời mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty phải nỗ lực đoàn kết thống nhất và với sự quan tâm giúp đỡ của

cấp trên cố gắng tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới, cụ thể là:

Sản lượng : 50.700 tấn Doanh thu : 2.265 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế : 346,6 tỷ đồng Mức cổ tức bằng tiền : 20% vốn điều lệ

Trong năm 2012, dự kiến hoàn thành việc di chuyển Phân xưởng Cơ điện sang vị trí mặt bằng mới của Công ty; mở rộng mặt bằng sản xuất của Phân xưởng 5 để sản xuất sản phẩm ông PEHD 2 lớp.

Khởi công xây dựng Nhà máy tại miền Trung ( khu công nghiệp Nam Cấm, thuộc khu kinh tế Đông Nam, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) với vốn điều lệ: 120 tỷ đồng và kế hoạch đầu tư năm, 2012 là 152,5 tỷ đồng.

Đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư với mức chia cổ tức năm 2012 dự kiến là 20% trên vốn Điều lệ.

Đảm bảo ổn định việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty, phấn đấu tiền lương bình quân đạt 6.500.000đ/người/tháng.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Công ty đang tích cực thực hiện công tác đầu tư cơ sở hạ tầng để di chuyển cơ sơ sản xuất sang mặt bằng mới (diện tích 13,6 ha ở phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, cách cơ sở hiện nay là 8km) với phương châm vừa kết hợp di chuyển , vừa tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất để cung ứng sản phẩm ra thị trường và phù hợp với khả năng tài chính của Công ty.

Đối với mặt bằng hiện tại (diện tích 3,2 ha tại địa chỉ số 2-An Đà, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) Công ty đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố lập dự án khả thi trình Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt cho Công ty được làm chủ đầu tư dự án chuyển mục đích sử dụng thành khu Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuế, khu biệt thự cao cấp và khu chung cư cao tầng. Đảm bảo đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để tối ưu hóa quyền lợi của các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo việc làm, đời sống lao động cho người lao động tại Công ty.

Tiếp tục đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty tại mặt bằng mới (quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng).

Triển khai đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, xây dựng nhà máy tại khu vực miền Trung nhằm tận dụng những lợi thế của khu vực và những chính sách ưu đãi với doan nghiệp trong khu Công nghiệp.

Có các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ hoạt động của 3 đơn vị liên doanh:

- Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tại phía Nam, tại tỉnh Bình Dương

(Công ty nắm 37,78% vốn điều lệ).

- Công ty liên doanh TNHH Nhựa Tiền Phong – SMP, tại nước Cộng hòa Dân chủ

Lào (Công ty nắm 51% vốn điều lệ).

- Công ty cổ phần Bao bì Tiền Phong, tại Hải Phòng (Công ty nắm 49,98% vốn điều

lệ).

3.1.3 Phương hướng quản lý tài chính 3.1.3.1 Phương hướng về mặt tổ chức

Quản lý tổ chức bộ máy hoạt động doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý tài chính nói chung vì nó gắn chặt với quyền và lợi ích của toàn thể cán bộ công nhân viên và những người lao động trong tập thể doanh nghiệp. Về mặt tổ chức, phương hướng quản lý tài chính có hiệu quả được đặt ra là: nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tay nghề cho người lao động, hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý nhân sự thông qua các khóa học ngắn hạn, nâng cao công tác tổ chức bộ máy doanh nghiệp năng động phù hợp với môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.. Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ nâng cao dần tỷ lệ cán bộ công nhân viên chính thức có trình độ đại học, nâng dần tỷ lệ công nhân ký thuật có tay nghề cao ngay trong khâu xét tuyển lao động...

3.1.3.2 Phương hướng về mặt tài chính

Quản lý tài chính có vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. Chính bởi thế nâng cao hiệu quả về mặt tài chính luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hàng đâu. Để nâng cao hiệu quả về mặt quản lý tài chính, Công ty đã và đang tập trung khai thác các nguồn lực tài chính, tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các loại hình như huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ trong doanh nghiệp, vay ngân hàng, các tổ chức tin dụng…xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, đồng thời đưa ra phương hướng đầu tư sử dụng hợp lý các tài sản sao cho mang lại hiệu quả cao trên chi phí thấp nhất.

Công ty sẽ luôn chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có vốn. Vốn là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đối với công tác huy động vốn phải lập kế hoạch dựa trên khả năng tài chính hiện có và quan hệ với các đối tác bên ngoài. Còn đối với kế hoạch sử dụng vốn cần luôn xác định một cách chính xác, kịp thời nhu cầu cần thiết về lượng vốn sử dụng cho từng giai đoạn, từng khâu tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt gây lãng phí hay làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Ngoài ra, các biện pháp quản lý và thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu cũng luôn được quan tâm: kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiểu thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, Công ty đang xây dựng các chính sách bán chịu phù hợp. Biện pháp này sẽ giúp Công ty hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng.

Tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền nhằm mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán: doanh nghiệp cần tăng lượng vốn bằng tiền đảm bảo mức dự trữ hợp lý vừa đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán vừa hạn chế được rủi ro cho doanh nghiệp. Lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp, an toàn và có hiệu quả nhất. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên cơ sở quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản lưu động: tăng cường công tác quản lý tài sản cố định, tìm biện pháp nhằm rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua, xác định nhu cầu cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: đầu tư đúng hướng vào tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng việc phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có. Đồng thời cũng phải thực hiện chế độ bảo dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của tài sản, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất như mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng…

3.1.3.3 Phương hướng về mặt quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khâu đầu tiên phải kể đến là chi phí sản xuất, vì vậy, quản trị chi phí sản xuất là một khâu quan trọng trong quá trình tạo ra hiệu quả sản suất kinh doanh cho doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí tiền lương… Các khoản chi phí này phải sử dụng một cách hợp lý nhằm mục tiêu hạ giá thành, tăng năng suất tiêu thụ.

Một công tác quan trọng mà Công ty đã và đang định hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh ngiệp là công tác Marketing: gồm dự báo thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển hoạt động kinh doanh thông qua danh mục các khách hàng và đối tác tiềm năng lớn với những kế hoạch chính xác, hiệu quả.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng mang lại kết quả hoạt động cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách xúc tiến để gia tăng việc tiêu thụ sản phẩm như chính sách về giá. Đồng thời cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, có nhiều chiến lược bán hàng phù hợp.

3.2. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty

Từ những phân tích về tình hình tài chính và quản lý tài chính trong doanh nghiệp, ta đã thấy được những tích cực, hạn chế còn tồn tại đối với Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. Đối với những mặt tích cực, Công ty nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục.

Trong những mặt hạn chế, có những vấn đề thuộc về những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải: Chính sách, chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực, sự biến động của nền kinh tế, thị trường hối đoái… Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển để thích nghi khắc phục, chính điều đó sẽ giúp gạn lọc, những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, không thì sẽ bị phá sản.

Muốn tồn tại và phát triển lúc này vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp.

Từ những nhận định trên, cùng với sự hiểu biết của về tình hình thực tế Công ty, em xin đề xuất một số kiến nghị mong muốn góp phần vào sự phát triển của Công ty.

3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản 3.2.1.1 Quản lý tài sản ngắn hạn 3.2.1.1 Quản lý tài sản ngắn hạn

Xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động, công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.

Chấn chỉnh công tác quản lý vật tư thiết bị, từ khâu lập kế hoạch đến khâu sản xuất, tránh lãng phí, gây ứ đọng vốn. Hiện nay vẫn còn tình trạng nguyên liệu, phụ liệu và thành phẩm của công ty bị công nhân lấy, gây thiệt hại khoảng 100 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, sản phẩm hỏng và bị trả lại chiếm tỷ trọng 6% trong tổng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.Vì vậy, Công ty cần có biện pháp quản lý, kiểm soát hàng tồn kho hàng ngày: Kiểm tra đồ dùng của công nhân trước và sau khi làm việc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bằng hình thức phạt tiền, cắt thưởng, nếu tái phạm có thể nâng mức phạt lên gấp đôi…Để làm giảm tỷ trọng sản phẩm hỏng, các tổ trưởng cần quan sát, kiểm tra chặt chẽ công nhân trong tổ, phát hiện lỗi và xử lý ngay.

Một số biện pháp nhằm quản lý tiền mặt có hiệu quả:

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ; áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn:

Ví dụ: những khách hàng trả tiền hàng trước kỳ hạn thanh toán theo hóa đơn từ 15-30 ngày, được ưu đãi 0,8% tổng giá trị hàng; trước từ 5-14 ngày được ưu đãi 0,4% tổng giá trị hàng.

Bên cạnh đó, ta có thể đánh giá được hiệu quả của việc thu hồi tiền mặt thông qua chỉ tiêu:

Số tiền thu hồi = Số tiền thu được trung bình x Số ngày tiết kiệm

Tổng LN hàng năm do thu hồi tiền sớm = Số tiền thu hồi sớm x Lãi suất cơ hội

Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt, thay vì dùng tiền thanh toán những hóa đơn mua hàng, doanh nghiệp nên hoãn thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính thấp hơn những lợi nhuận do việc thanh toán đem lại. Tận dụng việc chênh lệch thời gian của các khoản thu chi và chậm trả.

Hoạch định ngân sách tiền mặt hợp lý. Ngân sách tiền mặt hợp lý là kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt. Khi hoạch định kế hoạch ngân sách, Công ty sẽ có được nhu cầu chi tiêu cụ thể của mình từ đó có thể tính toán cụ thể lượng tiền dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, lượng tiền còn lại có thể đem đầu tư. Khi hoạch định chính sách này, Công ty cần chú ý tuân theo các bước sau:

- Lập bảng dự báo thời điểm và các khoản thu tiền. - Lập bảng dự báo thời điểm và các khoản chi tiền.

- Lập bảng hoạch định ngân sách tiền mặt dựa vào thông tin của hai bảng trên. Xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu: đây là căn cứ cơ sở cho các quyết định tài chính ngắn hạn như đầu tư tiền nhàn rỗi cho các loại tài sản sinh lợi ngắn hạn, đầu tư với mức hợp lý và có thời hạn đầu tư cụ thể, có khả năng thanh toán nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng đồng thời đảm bảo cân bằng cán cân tiền mặt. Mức dự trữ này cần xác định sao cho Công ty có thể:

- Tránh được các rủi ro không có khả năng thanh toán ngay, Công ty phải gia hạn thanh toán nên bị phạt hoặc trả lãi cao hơn.

- Bảo đảm khả năng muc chịu với nhà cung cấp (giữ uy tín với nhà cung cấp nhằm chiếm được vốn).

- Tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi cho Công ty.

Hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn có hình thái vật chất cụ thể mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích để bán ra hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thông thường Công ty quản lý hàng tồn kho theo hai cách: thông qua nghiệp vụ theo dõi, ghi nhận liên tục sau mỗi nghiệp vụ mua bán, nhưng hạn chế của nghiệp vụ quản lý này là tốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Cách hai là kiểm kê định kỳ trên công tác kiểm đếm: tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ, cách làm này giảm khối lượng ghi chép nhưng tăng rủi ro về mất trộm, vỡ, hỏng...

Như vậy, nhằm giảm thiểu lượng hàng tồn kho và chi phí lưu kho, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu sẽ được mua về và cung ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ chuyển thẳng cho khách hàng theo đơn đặt hàng.

Theo dõi diễn biến về giá cả để có cơ sở điều chỉnh giá bán hợp lý, tránh đưa ra mức bán quá cao so với thị trường gây tồn đọng, không bán được hàng.

Thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư hàng hóa, từ đó dự đoán và có quyết định điều , chỉnh kịp thời việc mua sắm đầu tư hàng hóa sao cho có lợi nhất cho Công ty.

Ở các đại lý, thường xuyên kiểm tra tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 91 - 120)