5. Kết cấu của đề tài
1.4.3 Nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ
1.4.3.1 Nâng cao khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, vì vậy nâng cao khả năng thanh toán luôn là vần đề được doanh nghiệp quan tâm. Các cách thức giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng thanh toán của mình là: tạo các tài khoản liên kết là tài khoản sử dụng liên thông tại các ngân hàng; xử lý cá tài sản không phục vụ cho sản xuất; giám sát hiệu quả các khoản thu của
doanh nghiệp để chúng được thực hiện chuẩn xác và đúng hẹn; đối với cá khoản chi nên đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn, nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn; cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau nhằm duy trì hay nâng cao doanh số lợi nhuận trên từng sản phẩm, dịch vụ cụ thể...
Các cách thức trên rất dễ dàng giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng thanh toán. Mỗi chính sách tài chính đúng đắn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có được cơ số tiền mặt ổn định cho những hoạt động kinh doanh hiện tại và phát triển mở rộng sau này.
1.4.3.2 Giải quyết công nợ
Các khoản phải thu: Tạo một số ưu đãi nhằm đẩy nhanh chu kỳ thanh toán của khách hàng; xem xét, đánh giá dự đoán tình hình nợ phải thu, xác định giới hạn bán chịu cho khách hàng; áp dụng các biện pháp thu hồi vốn; chuẩn bị chứng từ, làm thủ tục thanh toán, thường xuyên nhắc nhở và áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ quá hạn; trích lập dự phòng cho các khoản nợ có nguy cơ mất vốn...
Các khoản phải trả: Theo dõi sát sao các khoản phải trả, xem khoản nào cần phải thanh toán ngay, khoản nào có chưa phải thanh toán và có thể chiếm dụng vốn để có thêm vốn đầu tư vào các chương trình, dự án khác; dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn; dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao: trái phiếu, tín phiếu chính phủ; thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín của Công ty...
1.4.4 Quản lý và sử dụng chi phí
Chi phí là một khoản mục quan trọng giúp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được phản ánh trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính bởi thế, hoạt động quản lý và sử dụng chi phí có ý nghĩa lớn đối với hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng
chi phí có hiệu quả cần nghiên cứu cụ thể cơ cấu của các khoản mục chi phí để xác định tỷ trọng, xu hướng thay đổi của từng yếu tố chi phí, từ đó kiểm tra và có biện pháp phù hợp hạn chế việc lãng phí chi phí.
Đối với chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: tăng cường chi tiêu và cải thiện khâu quản lý về công nghệ thông tin, và các ứng dụng máy móc trang thiết bị hiện đại cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm; tập trung xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp thay vào chi phí quảng cáo; sử dụng các phương thức giao tiếp, kinh doanh qua Internet; xác định tỷ trọng, xu hướng thay đổi từng yếu tố chi phí sản xuất từ đó kiểm tra giá thành sản phẩm và có biện pháp hạ giá thành sản phẩm; tăng cường quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, công tác tổ chức, năng lực quản lý, cũng như trình độ tay nghề công nhân viên...
Đối với chi phí hoạt động kinh doanh: giảm thiểu chi phí hành chính đến mức tối đa, nâng cao chất lượng quản lý để việc quản lý hành chính có hiệu quả và không tốn kém
Đối với chi phí hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường: đánh giá chính xác, hợp lý giá trị tài sản cố định bị thanh lý, nhượng bán, tránh gây tổn thất, lãng phí cho Công ty.
1.4.5 Nâng cao khả năng sinh lời
Để nâng cao khả năng sinh lời, nhà quản lý cần kết hợp tất cả các chính sách, giải pháp để tác động lên tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Biện pháp cơ bản nhất là tăng doanh thu, giảm chi phí, ngoài ra còn các biện pháp khác như: nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm; đa dạng hóa thị trường của doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ với nhiều khách hàng lớn, có uy tín; giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản lý; đầu tư máy móc kĩ thuật hiện đại, phù hợp làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm...
1.4.6 Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp ta cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như: giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn (đặc biệt là nợ tồn đọng, nợ khó đòi...); cơ cấu lại tài sản có; xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý; xây dựng đa dạng hóa chính sách sản phẩm và khách hàng; xây dựng chiến lược cán bộ và sử dụng cán bộ tạo động lực khuyến khích người lao động; phát triển công nghệ...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG QUA BA NĂM 2009- 2011.
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
Địa chỉ : Số 02 An Đà - Ngô Quyền - Hải Phòng Điện thoại : 0313. (852073 - 640973)
Fax : 0313. 640133
Email : tifoplast@hn.vnn.vn
Website : http://nhuatienphong-tifoplast.com.vn
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy
Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa đúc (phenol), phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, 50 năm qua, tập thể cán
bộ công nhân viên Công ty đã từng bước nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa Công ty từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN của bộ Công nghiệp.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR dùng trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các nghành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Với phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, Công ty chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma . Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm.
Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của đất nước, Công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất công nghiệp, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách năm sau sẽ tăng hơn năm trước từ 10-15%. Từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, qua đó tạo điều kiện để Công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội.
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải; xây dựng khu trung cư, hạ tầng cơ sở, nhà cao cấp, văn phòng cho thuê, trung tâm xây dựng và chợ kinh doanh; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; hoạt động dịch vụ tài chính, hoạt động trung gian tiền tệ; hoạt động cho thuê tài chính, đầu tư tài chính; kho bãi, vận tải đường bộ và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất.
* Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là ống nhựa xây dựng và các loại phụ tùng ống nhựa và các loại sản phẩm khác. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là khu vực miền Bắc với doanh thu hằng năm chiếm 85%. Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, và phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ nên chịu tác động mạnh của giá dầu thế giới. Chính sách bán hàng: áp dụng ba phương thức phân phối hàng hoá là: đấu thầu công trình, bán hàng qua các đại lý và bán lẻ cho người tiêu dùng.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 4422, ISO 4427 và được đăng ký chất lượng sản phẩm tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam..
Tất cả các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của châu Âu như CHLB Đức, ITALIA.... như: Máy KRAUSMAFFEI K90, K50 và máy KME-1-90-30 của CHLB Đức; máy nong ống hình sin SICA của Italia (lắp ghép bằng gioăng cao su); máy ép phun của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...
Năng lực sản xuất của Công ty hiện nay là trên 28.000 đến 35.000 tấn/năm và vận chuyển hàng đến các nơi theo nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các đặc tính cơ, lý, hoá, vệ sinh công nghiệp... đều đạt và vượt chỉ tiêu cho phép.
Các sản phẩm của Công ty được kiểm tra thực tế bằng các máy móc, thiết bị thử sau: máy thử độ cứng ROCKWELL của Cộng hoà liên bang Đức; máy thử kéo kiểu ZMGI của Cộng hoà liên bang Đức; thiết bị đo độ dày sản phẩm của Cộng hoà liên bang Đức; máy thử áp lực trong của Nhật Bản; máy thử áp lực ngoài của Đài Loan; thiết bị thử độ bền va đập; các dụng cụ đo điện tử...
Ngoài ra 1 năm 2 lần các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu đã đăng ký như: chỉ tiêu va đập, chỉ tiêu vệ sinh...
* Phạm vi hoạt động
Thị trường trong nước: Công ty có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, phần lớn là ở các tỉnh miền Bắc, thông qua có 200 đơn vị bán hàng và 5 trung tâm phân phối độc quyền. 80% sản phẩm của Công ty được sử dụng cho mục đích xây dựng, 20% phục vụ cho các chương trình nước sạch nông thôn và miền núi.
Thị trường nước ngoài: Công ty đã thực hiện xuất khẩu sang Lào với kim ngạch hàng năm đạt khoảng 300.000USD
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty2.1.3.1 Bộ máy quản lý 2.1.3.1 Bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
2.1.3.2 Bộ máy điều hành
Ban điều hành: gồm có 4 thành viên:
Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc (phụ trách Kinh doanh), Phó Tổng Giám đốc (phụ trách Kỹ thuật sản xuất), Kế toán trưởng.
Các phòng ban chức năng: gồm có 8 phòng:
Phòng Kỹ thuật sản xuất, Phòng Nghiên cứu thiết kế, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng hành chính quản trị, Phòng Tổ chức lao động, Phòng Kiến thiết cơ bản, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kinh doanh.
Các phân xưởng sản xuất: gồm có 6 phân xưởng:
Phân xưởng 1: chuyên sản xuất các sản phẩm ống u.PVC từ phi 48 trở lên; chuẩn bị nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Phân xưởng 2: chuyên sản xuất các sản phẩm ông u.PVC đến phi 42; các sản phẩm Profile; chuẩn bị nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Phân xưởng 3: chuyên sản xuất các sản phẩm phụ tùng u.PVC thep phương pháp ép phun; chuẩn bị nguyên liệu phục vụ nguyên liệu sản xuất
Phân xưởng 4: chuyên sản xuất các sản phẩm phụ tùng u.PVC theo phương pháp nong hàn, sản phẩm phụ tùng PEHD,PPR theo phương pháp ép phun và nong hàn, sản xuất keo.
Phân xưởng 5: chuyên sản xuất các sản phẩm ống PEHD,PPR các kích thước.
Phân xưởng Cơ điện: chuyên chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy, thiết bị, khuôn mẫu.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Ban chỉ đạo ISO
Phó Tổng Giám Đốc Kỹ thuật sản xuất Kế toán trưởng Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh Đại hội cổ đông
Phòng nghiên cứu thiết kế Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng quản lý chất lượng Phòng kiến thiết cơ bản Phòng kinh doanh Phòng hành chính quản trị Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phân xưởng cơ điện Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 Các tổ sản xuất Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền
Phong phía Nam
Công ty liên doanh Nhựa Tiền Phong
SMP- Lào Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong Phân xưởng 3 Phân xưởng 4 Phân xưởng 5 Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Các tổ
2.1.4 Khái quát tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2012, ta lập được bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 1: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
2009 - 2010
Chênh lệch 2010 – 2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.549.425 2.008.528 2.429.835 459.103 29,63 421.307 20,98
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 2.525 6.713 4.298 4.188 165,86 -2.415 -35,97
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 1.546.899 2.001.814 2.425.536 454.915 29,41 423.722 21,17
4.Giá vốn hàng bán 989.556 1.325.419 1.648.972 335.863 33,94 323.553 24,41
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 557.343 676.395 776.564 119.052 21,36 100.169 14,81