Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 68 - 120)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.2.3.1 Tình hình công nợ

Tình hình công nợ của Công ty được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, số vòng luân chuyển các khoản phải thu, số vòng luân chuyển các khoản phải trả, thời gian một vòng quay các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Bảng 11: Bảng phân tích tình hình công nợ giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1.Doanh thu thuần

1.546.89

0 2.001.814 2.425.536 454.924 29,41 423.722 21,17

2.Giá vốn hàng bán 989.556 1.325.420 1.648.972 335.864 33,94 323.552 24,41

3.Các khoản phải thu 433.246 459.153 474.558 25.907 5,98 15.405 3,36

- Các khoản phải thu bquân 345.722 446.200 466.856 100.478 29,06 20.656 4,63

4.Các khoản phải trả 410.480 576.736 626.187 166.256 40,50 49.451 8,57

- Các khoản phải trả bình quân 411.973 493.608 601.462 81.636 19,82 107.854 21,85

5.Tỷ lệ khoản pthu sv khoản ptrả 105,55 79,61 75,79 -25,93 -24,57 -3,83 -4,81

6.Tỷ lệ vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm

dụng 94,75 125,61 131,95 30,86 32,58 6,34 5,05

8.Thời gian 1 vòng quay các khoản pthu 80,46 80,24 69,29 -0,21 -0,27 -10,95 -13,65

9.Số vòng luân chuyển các khoản ptrả 3,75 4,06 4,03 0,30 8,01 -0,02 -0,56

10.Thời gian quay vòng các khoản ptrả 95,88 88,77 89,27 -7,11 -7,41 0,50 0,56

421,846 11400 442,540 16613 455,371 19187 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2009 2010 2011

CÔNG NỢ PHẢI THU

I. PHẢI THU NGẮN HẠN

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả của Công ty đang có xu hướng giảm dần từ 105,55% năm 2009 giảm còn 79,61% năm 2010 và đến năm 2011 là 74,79%, điều này phản ánh Công ty đã có những biện pháp tích cực hạn chế sự chiếm dụng vốn của các Doanh nghiệp khác đồng thời tăng đi chiếm dụng vốn, đó có thể coi là một điều kiện thuận lợi cho Công ty khi muốn sử dụng vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Song Công ty cũng cần xem xét thời hạn sử dụng số vốn này để có kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2010 là 4,47 tăng nhẹ so với năm 2009 là 0,27%, năm 2011 tăng 0,71 vòng ứng với tốc độ tăng gần 16% so với năm 2010, điều này là do tốc độ của DTT tăng cao hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu, làm cho thời gian thu hồi được giảm đi, điều này có ý nghĩa tích cực ddooid với doanh nghiệp.

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả cũng có xu hướng tăng, thời gian quay vòng các khoản phải trả giảm đòi hỏi số vốn Công ty chiếm dụng cần được quay vòng nhanh hơn để có kế hoạch kịp thời nhằm thanh toán các khoản nợ phải trả.

Như vậy, nhìn tổng quát thì Công ty đã có những biện pháp hạn chế việc chiếm dụng vốn tốt, tình hình công nợ của Công ty là ổn định.

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của Công ty được phân tích qua: Tỷ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán tài sản lưu động.

Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu

Đơn vị

2009 2010 2011

(+/-) (%) (+/-) (%) 1. Hệ số thanh toán tổng quát Lần 2,44 2,43 2,48 -0,01 -0,41 0,05 2,06 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần

1,76 1,75 1,53 -0,01 -0,57 -0,22

- 12,57 3. Hệ số thanh toán nhanh Lần

1,11 0,91 0,81 -0,20 -18,02 -0,10

- 10,99 4. Hệ số thanh toán tức thời Lần

0,04 0,12 0,08 0,08 200,00 -0,04

- 33,33

Nhìn tổng quan, trong giai đoạn từ 2009 – 2011, các hệ số khả năng thanh toán đều có xu hướng biến động một cách ổn định. Phân tích chi tiết từng hệ số:

1. Khả năng thanh toán tổng quát.

Căn cứ vào bảng trên, hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp năm 2010 là 2,43 giảm 0,01 ứng với tốc độ giảm 0,41%, nhưng năm 2011 hệ số này lại tăng so với năm 2010 là 0,05 lần ứng với tốc độ tăng 2,06%. Đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn. Nguyên nhân làm khả năng thanh toán tổng quát năm 2011 có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2010 là tổng tài sản và tổng nợ của 2011 đều tăng nhưng xu hướng tăng tổng nợ thấp hơn so với tăng tổng tài sản.

Thêm vào đó, chỉ tiêu này tại 3 thời điểm đều cao hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ.

2. Khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số này của doanh nghiệp trong cả 3 năm đều có xu hướng giảm nguyên nhân là do sự biến động trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn (dựa trên các Báo cáo tài chính và phân tích trong cơ cấu tổng nguồn vốn; tổng tài sản), cụ thể năm 2010 giảm 0,01 tương ứng với tốc độ giảm 0,57% nhưng đến năm 2011 tốc độ giảm của khả năng thanh toán hiện thời so với năm 2010 tăng lên là 12,57%.

Nhưng xét tổng thể, hệ số này trong cả 3 năm đều lớn hơn 1chứng tỏ Công ty đang duy trì một lượng tài sản ngắn hạn phù hợp ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh lời. Hệ số khả năng thanh toán cho thấy cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp, nhưng đi vào trong nội dung cụ thể của tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có tính thanh khoản thấp. Và để đánh giá cụ thể hơn giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn ta sẽ xem xét thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền (tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho) đối với các khoản nợ. Chỉ tiêu này trong kỳ nghiên cứu đang có xu hướng giảm nhưng đều nằm ở mức trung bình (0.75 – 2), như vậy việc sử dụng vốn của Công ty vẫn coi là có hiệu quả cho thấy Công ty đã chú trọng về việc giảm lượng vốn tồn đọng trong khoản mục hàng tồn kho. Như vậy có thể đánh giá Công ty có tiềm lực tốt trong việc thanh toán các khoản công nợ

4. Khả năng thanh toán tức thời.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và tương đương tiền đối với các khoản nợ. Từ bảng phân tích thấy rằng, chỉ tiêu này là quá thấp, kéo dài trong cả 3 năm( dưới 0,12%). Năm 2011 con số này giảm 0,04 lần so với năm 2010 ứng với tốc độ giảm 33,33%. Chi tiêu này thấp chủ yếu là do thời gian qua Công ty dự trữ quá ít tiền mặt. Những phân tích này chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện. Biện pháp cần thiết lúc này đối với doanh nghiệp là nên tăng tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong cơ cấu tổng tài sản.

2.2.4 Thực trạng quản lý và sử dụng chi phí.

Nói đến quản lý tài chính doanh nghiệp ta không thể bỏ qua công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm 5 khoản mục chi phí chủ yếu: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Dựa vào sổ cân đối số phát sinh giai đoạn 2009-2011, ta lập được bảng sau:

Bảng 13: Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1. Chi phí nguyên vật liệu 1.321.987 79,48 1.805.43 6 79,80 2.069.389 78,64 483.449 36,57 0,32 263.953 14,62 -1,17 2. Chi phí nhân công 46.437 2,79 59.321 2,62 65.807 2,50 12.884 27,75 -0,17 6.486 10,93 -0,12

3. Chi phí sản xuất chung 103.299 6,21 114.909 5,08 143.285 5,44 11.610 11,24 -1,13 28.376 24,69 0,37 4. Chi phí bán hàng 145.660 8,76 195.807 8,65 257.290 9,78 50.147 34,43 -0,10 61.483 31,40 1,12 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 45.838 2,76 86.935 3,84 95.841 3,64 41.097 89,66 1,09 8.906 10,24 -0,20 TỔNG CHI PHÍ 1.663.22 1 100,0 0 2.262.40 8 100,0 0 2.631.61 2 100,0 0 599.18 7 36,0 3 0,00 369.20 4 16,3 2 0,00

Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về tình hình chi phí kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009-2011. Có thể nhận thấy tổng chi phí không ngừng tăng lên với tỷ lệ cao. Cụ thể, năm 2010 tăng gần 600 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng hơn 36% so với năm 2009, năm 2011 so với 2010 tăng gần 370 tỷ với tỷ lệ tăng 16,32%. Như vậy trong giai đoạn này tổng chi phí của Công ty tăng cao cả về số tuyệt đối và số tương đối, điều này là do Công ty đã thực hiện giảm giá hàng bán, tăng chiết khấu phân phối hàng nhằm khuyến khích người tiêu dùng, tăng quy mô sản xuất để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, vì thế dẫn đến việc tăng các chi phí đầu vào và các khoản mục chi phí chủ yếu cũng tăng lên. Do các khoản mục chi phí đều tăng, quy mô sản xuất mở rộng, việc quản lý tốt, sử dụng hiệu quả chi phí tránh thất thoát lãng phí là rất quan trọng, nếu làm không tốt cũng dẫn đến tăng tổng chi phí. Là một doanh nghiệp sản xuất lớn, các khoản mục chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng rất cao vì thế việc quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi những sai lầm. Để hiểu rõ hơn tình tình, ta sẽ đi phân tích cụ thể tình hình biến động của một số khoản mục chi phí chủ yếu từ đó có những nhận xét chính xác về hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty:

Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí sản xuất chủ yếu luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm. Thực tế tại Công ty, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho các phân xưởng đều được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng hoặc sản phẩm, do đó công tác quản lý giảm nhẹ hơn, góp phần quản lý chi phí đạt hiệu quả. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, chi phí này luôn giữ ở mức từ 78-80% với số tiền tuyệt đối qua từng năm: năm 2009, gần 1.322 tỷ; năm 2010, hơn 1.805 tỷ; năm 2011, gần 2.070 tỷ. Nhìn chung chi phí này không ngừng tăng lên là do Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nguyên vật liệu cũng cần tăng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất, mặt khác do đây là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn của sự biến động giá cả trên thị trường mà trong giai đoạn 2009-2011 là thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế nên giá cả nguyên vật liệu không ngừng biến động làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng.

Nhưng nhìn chung biến động của chi phí nguyên vật liệu ở mức bằng và thấp hơn so với biến động tổng phí, chứng tỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty đã tiết kiệm được loại chi phí này.

Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương. Tại Công ty, căn cứ để tính lương của công nhân viên là theo “bảng chấm công”, “bảng ghi công”, phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu làm thêm giờ..., cuối tháng, căn cứ vào đó, lập “bảng tổng hợp thanh toán lương” và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Chỉ chiếm một lượng tỷ lệ thấp trên toàn tổng phí của doanh nghiệp (<3%) nhưng đây cũng là một khoản mục có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng phí của Công ty. Qua bảng phân tích ta thấy, mặc dù về giá trị tuyệt đối chi phí nhân công có tăng trong cả 3 năm nghiên cứu nhưng tỷ trọng trên tổng phí lại có xu hướng giảm cho thấy Công ty đã tiết kiệm được chi phí này. Về tình hình biến động chi phí nhân công, tiền lương của công nhân tăng lên thông qua tổng quỹ lượng của Công ty tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện. Qua tìm hiểu thực tế, Công ty luôn có kế hoạch trả lương và thực hiện trả lương cho công nhân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Hiện tại, người lao động được trả theo lương giai khoán từng công việc, sản phẩm với chi phí xác định từ trước. Trên cơ sở đó, quản đốc phân xưởng sẽ quyết định lương cho công nhân theo bậc thợ và chất lượng sản phẩm cũng như phần trăm công việc hoàn thành. Như vậy có thể nói, việc quản lý yếu tố chi phí nhân công của Công ty là tương đối tốt, đẩy mạnh được năng suất lao động nhằm giảm yếu tố chi phí nhân công trên mỗi sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản chi phí như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài,... Qua bảng phân tích ta thấy tỷ trọng chi phí sản xuất chung trên tổng chi phí có xu hướng giảm mặc dù lượng giá trị tuyệt đối tăng. Điều này chỉ ra, việc quản lý và sử dụng chi phí sản xuất chung là tương đối tốt giúp tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về tình hình 81

biến động qua các năm, chi phí sản xuất chung có biến động tăng do Công ty mở rộng nên các nhu cầu tại phân xưởng đều tăng, cụ thể: năm 2010 tăng 11.610 triệu đồng so với 2009, năm 2011 tăng so với 2010 là 28.376 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 24,69%. Qua tình hình thực tế, chi phí sản xuất chung tăng với các khoản mục tăng cụ thể như: chi phí dịch vụ mua ngoài tăng (gồm: nhu cầu về điện, nước trong các phân xưởng...), chi phí khấu hao máy móc tăng do tăng thời gian hoạt đông, chi phí nhân viên phân xưởng tăng do tiền lương nhân viên tăng...

Trong Công ty, chi phí bán hàng là một chi phí quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Là một Công ty sản xuất với quy mô lớn, Công ty có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán hàng ngay tại Công ty giúp sản phẩm được tiếp cận nhanh với thị trường, giảm được chi phí vận chuyển, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoan 2009-2011, với kế hoạch thúc đẩy tiêu thị sản phẩm, chi phí bán hàng của Công ty là khá cao so với mức tỷ trọng thông thường của khoản mục chi phí này so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và không ngừng tăng lên. Về sự biến động: năm 2009 chi phí này chiếm gần 146 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên chạm ngưỡng gần 196 tỷ và ở mức cao nhất là năm 2011 với số tuyệt đối lên đến hơn 257 tỷ đồng. Qua phân tích thực tế, trong giai đoạn này, chi phí bán hàng của Công ty tăng cao ở mọi khoản đặc biệt là chi phí vận chuyển do khối lượng hàng tiêu thụ tăng cao mà đặc điểm sản phẩm lại là ống nhựa, với nhiều chủng loại to và dài nên việc vận chuyển hàng hóa tiêu thụ tốn nhiều chi phí với mức chi phí cao.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 68 - 120)