Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2 Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được Công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính của mình góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong Công ty. Cụ thể:

Mặc dù đã có những điều chỉnh nhưng trong cơ cấu tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao hơn, điều này là chưa hợp lý với loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty.

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài khoản là thấp hơn so với quy định sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt khi Công ty phải đối mặt với những khoản nợ đến hạn (chiếm một bộ phận không nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn)

Lượng hàng tồn kho của Công ty là tương đối cao làm tăng lượng vốn bị ứ đọng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Hầu hết các hiệu quả sử dụng tài sản như: hiệu quả sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. tài sản cố định của Công ty đều có chiếu hướng giảm cho thấy Công ty thực sự chưa cí những biện pháp hiệu quả để cải thiện tình hình này.

• Về nguồn vốn

Những biến động trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty nhìn chung là tương đối tốt nhưng cũng giống tài sản, về cụ thể từng khoản mục thì hiệu quả sử dụng của tổng vốn, vốn chủ sở hữu… đều chưa tốt.

• Về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu này biến động giảm nhưng ở mức độ thấp, tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng này sẽ không có lợi cho Công ty, đòi hỏi cần có những biện pháp hợp lý hơn để làm tăng các chỉ tiêu trên.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (NTP)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w