Thực trạng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 43 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Thực trạng quản lý tài sản

Dựa vào các báo cáo tài chính của Công ty trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009-2011, ta lập được bảng phân tích sự biến động tài sản như sau:

Bảng 3: Bảng phân tích sự biến động tài sản giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 706.039 70,61 995.486 71 960.570 61,74 289.447 41 0,39 -34.916 -3,51 -9,26 1.Tiền 15.437 2,19 68.490 6,88 49.455 5,15 53.053 343,67 4,69 -19.035 -27,79 -1,73

2.Các khoản phải thu 418.316 59,25 433.647 43,56 454.014 47,27 15.331 3,66

- 15,69 20.367 4,7 3,71 3.Hàng tồn kho 260.146 36,85 478.321 48,05 453.931 47,26 218.17 5 83,87 11,2 -24.390 -5,1 -0,79 4.Tài sản ngắn hạn khác 12.139 1,72 15.027 1,51 3.169 0,33 2.888 23,79 -0,21 -11.858 -78,91 -1,18 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 293.815 29,39 406.511 29 595.290 38,26 112.69 6 38,36 -0,39 188.77 9 46,44 9,26 1.Tài sản cố định 254.440 86,6 356.655 87,74 495.436 83,23 102.21 40,17 1,14 138.78 38,91 -4,51

5 1 2. Đầu tư tài chính dài

hạn 27.974 9,52 22.956 5,65 77.966 13,1 -5.018 -17,94 -3,87 55.010 239,63 7,45 3.Tài sản dài hạn khác 11.400 3,88 26.899 6,62 21.707 3,68 15.499 135,96 2,74 -5.192 -19,3 -2,94 TỔNG TÀI SẢN 999.855 100 1.401.99 7 100 1.555.86 0 100 402.14 3 40,22 0 153.86 3 10,97 0

Nguồn : báo cáo tài chính Công ty 2009- 2011

Biểu đồ 1: Sự biến động cơ cấu tài sản giai đoạn 2009-2011

Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập được bảng phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty:

Tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 là hơn 402 nghìn triệu tương ứng với tốc độ tăng là 40.22%, năm 2011 tăng 10.97% ứng với số tiền là gần 154 nghìn triệu so với năm 2010. Việc tăng tổng tài sản nói chung cùng với sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu cho thấy quy mô về vốn của Công ty tăng. Khả năng về cuối kỳ, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đi vào xem xét từng chỉ tiêu cụ thể, ta thấy:

Trong giai đoạn 2009-2010, cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều có biến động tăng về số tiền nhưng biến động về tỷ trọng là không đáng kể, tài sản ngắn hạn chiếm xấp xỉ là 71%, tài sản dài hạn chiếm hơn 29%. Trong 2 năm 2010- 2011, biến động này có xu hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn (từ 29% lên 38%), giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn (từ 71% còn 63%). Những biến động này được coi là hợp lý, do là Công ty sản xuất kinh doanh nên việc tăng cường đầu tư vào tài sản cố định (nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng tài sản dài hạn) cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà đi lên.

Xét về cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2010 tăng 41% với số tiền tăng lên là gần 290.000 triệu, năm 2011 giảm gần 35 triệu với tốc độ giảm 3,51%. Sự biến 47

động này chủ yếu được giải thích là do sự tăng, giảm của hàng tồn kho, bên cạnh đó cũng do sự biến động của tiền, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác.

Tiền tăng nhẹ nhưng luôn giữ ở mức thấp (khoảng 6%) đảm bảo cho Công ty có một lượng tiền đủ để phục vụ cho các hoạt động thanh toán hằng ngày cũng như đáp ứng các nhu cầu phát sinh. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty nên nâng mức tiền dự trữ lên trên mức 10%, nhằm giúp Công ty có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ về số tiền: tăng gần 36.000 triệu từ năm 2009 đến 2011, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm. Biến động này được giải thích là do trong giai đoạn này Công ty đang áp dụng chính sách thương mại thắt chặt để hạn chế lượng vốn Công ty bị chiếm dụng nhưng lại không đẩy mạnh được khâu tiêu thụ tăng kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, trong thời gian tới Công ty cần xem xét lại chính sách bán hàng hợp lý hơn.

Do đặc thù là Công ty sản xuất nên hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn là điều hoàn toàn hợp lý. Trong giai đoạn này, Công ty đã có những chính sách tăng lượng hàng tồn kho cả về số tiền và tỷ trọng, đây là một tín hiệu tốt. Nguyên nhân là do Công ty đã tiến hành đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất.

Ngược lai, tài sản dài hạn lại tăng mạnh về số tiền với tỷ lệ tăng trong 2 năm 2010, 2011 là 9.26%, ứng với số tuyệt đối là 188.779 triệu và năm 2010 tăng so với 2009 là 112.696 triệu. Bên cạnh sự gia tăng của tài sản cố định là chủ yếu thì đầu tư tài chính dài hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhẹ góp phần vào xu hướng tăng của tài sản dài hạn.

Tài sản cố định tăng trong cả giai đoạn nghiên cứu về số tiền, luôn chiếm hơn 83% trong tổng tài sản dài hạn. Sự tăng này là để đầu tư cho cơ sở vật chất,

kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao vị thế, uy tín cho Công ty.

Xem xét về kết cấu của tài sản ngắn hạn và dài hạn thì ta nhận thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm một mức lớn nhất định so với tài sản dài hạn (70% -30%), nhưng đã có thay đổi trong năm 2011, con số này là 60% -40%. Đây là những thay đổi thực sự hợp lý với loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất là chính.

Xét về tổng thể thì những biến động trong sử dụng nguồn vốn của Công ty là tương đối hợp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w