Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 107 - 120)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5 Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời

Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao khả năng sinh lời phải gia tăng lợi nhuận còn biện pháp giảm vốn sản xuất kinh doanh thì không hợp lý vì với xu thế phát triển thì doanh nghiệp cần tăng quy mô, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng để tăng tỷ suất sinh lời thì tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn.

Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Doanh thu tăng phụ thuộc vào giá vốn, chất lượng sản phẩm, uy tín của công ty, phạm vi phục vụ…Hiện nay doanh thu của Công ty tăng đều hằng năm nhưng khoản tăng này chủ yếu vì giá vốn tăng nên lợi nhuận của công ty bình quân trong cả thời kỳ tăng chưa đáng kể. Do đó công ty cần có biện pháp để làm giảm giá thành xuống bằng 107

cách nâng cao trình đội quản lý của lãnh đạo phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi cá nhân trong toàn Công ty, từ đó sẽ làm giảm đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy nhanh lợi nhuận lên.

Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể, đó là:

Công ty cần tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp. Điều này được thực hiện ngay trong giai đoạn nghiên cứu: sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng gia tăng: từ 42.960 tấn sản phẩm năm 2009 lên 50.700 tấn vào năm 2011 và dự kiến là 50.700 tấn trong năm 2012 (do năm 2012 có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào, biến động của nhiều đồng ngoại tệ, với chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm đầu tư công của Chính phủ nhắm kiềm chế lạm phát... nên Công ty quyết định mức sản phẩm dự kiến là tương đương với năm 2011); chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ được sản xuất từ những dây chuyền thiết bị thế hệ mới và hiện đại nhất từ các nước tiên tiến như Ý, Nhật: máy Kraussmaffie K90, K50, máy nong ống hình sin SICA của Italia, công nghệ ép phun của Huyndai- Nhật.

Sản lượng tăng cao song do quy mô sản xuất tăng khiến giá sản phẩm không bị tăng nhiều, hạn chế biến động giá tăng làm cầu giảm. Các biện pháp Công ty áp dụng nhằm nâng cao sản lượng là: tăng cường cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, khuyến khích công nhân làm tốt bằng cách tăng thưởng hoặc số ngày nghỉ phép; tăng cường chất lượng quản lý bằng cách mở các đợt đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên; mở rộng liên kết, liên doanh với các công ty, các tổ chức trong và nước ngoài; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và uy tín ở khách hàng, khuyến khích và tăng nhanh số lượng khách hàng thường xuyên.

Chi phí là yếu tố được Công ty quan tâm hàng đầu, để tiết giảm chi phí này, Công ty xác định các chi phí khách quan như: giá vật tư, lãi suất ngân hàng... là khó thể giảm được mà chỉ có thể tiết giảm được các chi phí mang tính chủ quan như sử

dụng điện nước, vật tư, sử dụng lao động. Bên cạnh đó Công ty cần lập kế hoạch cho các chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí cung ứng sản phẩm một cách cụ thể, khoa học. Đặc biệt trong khâu chuẩn bị và tổ chức sản xuất của công ty cần được giám sát chặt chẽ để sản xuất có hiệu quả sẽ làm giảm chi phí trong khâu tiếp theo như công tác sau sản xuất, chi phí sửa chữa, tái chế sản phẩm hỏng

Kết luận

Như vậy, có thể nhận thấy nhờ có chiến lược kinh doanh hợp lý, công tác quản lý tài chính có hiệu quả, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế và giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động nhưng Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong vẫn là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng vững chắc tại Việt Nam.

Toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn được trình bày trong bài khóa luận đã chứng minh ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính và hiệu quả quản lý tài chính đối với mỗi doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do mới bước đầu tiếp cận giữa những kiến thức tiếp thu tại nhà trường và thực tế, đặc biệt là dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong tiếp thu được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện hơn nữa bài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Đào Văn Hiệp, Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Danh mục bảng biểu

Bảng 1 : Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24 Bảng 2 : Bảng phân tích tình hình tài chính 27 Bảng 3 : Bảng phân tích sự biến động tài sản 29 Bảng 4 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 32 Bảng 5 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 33 Bảng 6 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 35 Bảng 7 : Bảng phân tích tình hình huy động vốn 37 Bảng 8 : Bảng phân tích cơ cấu nợ phải trả 40 Bảng 9 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn 42 Bảng 10: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu 44

Bảng 11: Bảng phân tích tình hình công nợ 46 Bảng 12: Bảng phân tích khả năng thanh toán 49 Bảng 13: Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình: Phân tích tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính- Học viện Tài chính

Chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi; TS.Nguyễn Trọng Cơ. 2.Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp

NXB Thống kê 2005

Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương 3.Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp

NXB Tài chính- Học viện Tài chính

Chủ biên: TS. Nguyễn Đăng Nam; PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm. 4.Giáo trình: Phân tích báo cáo trị tài chính

NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2005 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc.

5. Các báo cáo tài chính, số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh và các tài liệu liên quan khác của Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong giai đoạn 2009-2011.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục đích nghiên cứu...1

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Kết cấu của đề tài...2

CHƯƠNG 1...4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP...4

1.1 Quản lý tài chính doanh nghiệp...4

1.1.1.Tài chính doanh nghiệp...4

1.1.1.1 Khái niệm...4

1.1.1.2 Bản chất...5

Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, dưới hình thái vật chất là nhà cửa, phân xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, các loại chứng khoán có giá...Nghiên cứu về bản chất của tài chính doanh nghiệp là đi nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Những quan hệ xã hội này đều được thể hiện bằng tiền, vì vậy còn gọi là quan hệ tiền tệ. Quan hệ xã hội này còn được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế...5

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:...6

Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, sức lao động…là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ…Đồng thời thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị…nhằm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường...6

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp:...6

Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn...6

1.1.1.3 Chức năng...6

1.1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp...7

1.1.2.1 Khái niệm...7

1.1.2.2 Chức năng...8

Dự toán vốn dài hạn: Nên đầu tư dài hạn vào đâu và đầu tư bao nhiêu cho phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. Đây cũng được

coi là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ sở để dự toán

vốn đầu tư...8

Cơ cấu vốn: Những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là những nguồn nào; nói cách khác, nguồn vốn tài trợ được huy động từ đâu, vào thời điểm nào để đạt được cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất...8

Quản lý dòng tiền vào, dòng tiền ra: sao cho đảm bảo mức ngân quỹ tối ưu thông qua việc trả lời câu hỏi: lợi nhuận doanh nghiệp sử dụng như thế nào, phân tích đánh giá kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào để thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính, quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để ra quyết định thu, chi phù hợp?....8

1.1.2.3 Vai trò ...8

1.1.2.4 Mục tiêu...9

1.2 Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp ...9

1.2.1 Khái niệm...9

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp...9

1.2.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp...10

1.2.3.1 Phương pháp tỉ số...10

1.2.3.2 Phương pháp so sánh...11

1.2.3.3 Phân tích tài chính Dupont...13

1.2.3.4 Các phương pháp khác...15

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính ...15

1.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán...15

1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hay cơ cấu vốn...17

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp...17

1.2.4.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động...18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính ...23

1.3.1 Các nhân tố chủ quan...23

1.3.2 Các nhân tố khách quan...23

1.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ...24

1.4.1 Quản lý tài sản...24 1.4.1.1 Quản lý tài sản ngắn hạn...24 1.4.1.2 Quản lý tài sản cố định...25 1.4.2 Quản lý và sử dụng vốn:...25 1.4.2.1 Về việc quản lý vốn...25 1.4.2.2 Về việc sử dụng vốn...26

1.4.3 Nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ...26

1.4.3.1 Nâng cao khả năng thanh toán...26

1.4.3.2 Giải quyết công nợ...27

Các khoản phải thu: Tạo một số ưu đãi nhằm đẩy nhanh chu kỳ thanh toán của khách hàng; xem xét, đánh giá dự đoán tình hình nợ phải thu, xác định giới hạn bán chịu cho khách hàng; áp dụng các biện pháp thu hồi vốn; chuẩn bị chứng từ, làm thủ tục thanh toán, thường xuyên nhắc nhở và áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ quá hạn; trích lập dự phòng cho các khoản nợ có nguy cơ mất vốn...27

Các khoản phải trả: Theo dõi sát sao các khoản phải trả, xem khoản nào cần phải thanh toán ngay, khoản nào có chưa phải thanh toán và có thể chiếm dụng vốn để có thêm vốn đầu tư vào các chương trình, dự án khác; dự trữ lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn; dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao: trái phiếu, tín phiếu chính phủ; thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn để giữ uy tín của Công ty...27

1.4.4 Quản lý và sử dụng chi phí...27

1.4.5 Nâng cao khả năng sinh lời...28

CHƯƠNG 2...29

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG QUA BA NĂM 2009- 2011...29

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong...29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...29

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty...31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty...33

2.1.4 Khái quát tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty...36

2.1.5 Khái quát tình hình tài chính của Công ty ...41

2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong ...43

2.2.1 Thực trạng quản lý tài sản...43

2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản ...49

2.2.1.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản...49

2.2.1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định...50

2.2.1.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn...54

2.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn...56

2.2.2.1 . Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm 2009-2011:...56

2.2.2.2 Hiệu quả quản lý nguồn vốn ...64

2.2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty...66

Bảng 10: Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009-2011...67

2.2.3 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán...68

2.2.3.1 Tình hình công nợ...68

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán...73

2.2.4 Thực trạng quản lý và sử dụng chi phí. ...78

2.2.4 Đánh giá khả năng sinh lời...84

2.3 Đánh giá tình hình quản lý tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong giai đoạn 2009-2011...87

2.3.2 Những hạn chế...88

CHƯƠNG 3...90

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (NTP)...90

3.1. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới ...90

3.1.1. Tác độngcủa nền kinh tế thị trường đến tình hình hoạt động và quản lý tài chính của Công ty...90

3.1.2 Mục tiêu phát triển ...91

3.1.2.1 Các mục tiêu ngắn hạn...91

3.1.3.2 Phương hướng về mặt tài chính...94

3.1.3.3 Phương hướng về mặt quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh ...95

3.2. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty ...96

3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản ...97

3.2.1.1 Quản lý tài sản ngắn hạn...97

3.2.1.2 Quản lý tài sản dài hạn...100

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn...102

3.2.2.1 Về việc quản lý vốn...102

3.2.2.2 Về việc sử dụng vốn...103

3.2.3. Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán và giải quyết công nợ...104

3.2.3.1 Biện pháp giải quyết công nợ...104

3.2.3.2 Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán...106

3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí ...106

3.2.5 Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời ...107

Kết luận...109

MỤC LỤC...114

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong. (Trang 107 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w