Nhóm các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 92)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu nghiên cứu

MÔ TẢ THÍ NGHIỆM

Nội dung Địa điểm và số đàn theo dõi (đàn)

I. Thông tin chung Thành phố TN Huyện Đồng Hỷ Huyện Đại Từ

1. Giống ong Apis cerana

2. Số đàn theo dõi 20

3. Thời gian theo dõi Tháng 7/2012 đến tháng 6/2013

II. Chỉ tiêu theo dõi

1. Tình hình sâu bệnh và

địch hại 20 20 20

2. Ảnh hưởng của quy mô đàn đến số lượng mũ chúa

3 cầu 5

4 cầu 5

5 cầu 5

6 cầu 5

3. Ảnh hưởng của lượng mật phấn dự trữ đến số lượng mũ chúa

+ 5

++ 5

+++ 5

4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa

- Vụ Xuân - Hè 20 20 20

- Vụ Thu - Đông 20 20 20

5. Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến số lượng mũ chúa

Từ 1-6 tháng 5

Từ 7-12 tháng 5

Từ 13-18 tháng 5

Lớn hơn 18 tháng 5

6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất mật ong

- Vụ Xuân - Hè 10 10 10

- Vụ Thu - Đông 10 10 10

7. Ảnh hưởng của loại hoa, vùng miền đến chất lượng mật

- Hoa vải 3 3 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các đàn ong theo dõi trong mỗi nhóm chỉ tiêu chỉ khác nhau về yếu tố theo dõi cho mỗi chỉ tiêu, các yếu tố còn lại đều giống nhau trong các lô thí nghiệm.

- Một số cây nguồn mật chính và lịch nở hoa tại 3 vùng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp và ghi chép cụ thể đối với các loại cây trồng và cây tự nhiên, đồng thời gián tiếp thu thập số liệu từ Cục Thống kê, sở Nông nghiệp và PTNT của tỉnh Thái Nguyên đối với diện tích các loại cây trồng và xác định thời gian nở hoa, khả năng cho mật và phấn của cây nguồn mật.

- Tình hình sâu bệnh hại, địch hại đối với đàn ong mật Apis ceran: Chúng tôi tiến hành theo dõi các đàn ong ở các vùng khác nhau của tỉnh, quan sát các hiện tượng bên ngoài và bên trong các đàn ong, quan sát hình dạng, màu sắc ấu trùng, tuổi ấu trùng bị bệnh để biết được loại bệnh đàn ong mắc phải. Các loại bệnh chúng tôi theo dõi gồm: Bệnh thối ấu trùng châu âu, thối ấu trùng túi, sâu ăn sáp và bệnh ỉa chảy, bệnh khác…. Các loại địch hại như:Ong bò vẽ, chuồn chuồn, kiến và loại khác. Tính tỷ lệ.

Tỷ lệ đàn bị (sâu) bệnh (%)= Số đàn bị (sâu) bệnh x 100 Tổng số đàn theo dõi

- Ảnh hưởng của quy mô đàn đến số lượng mũ chúa: Tiến hành theo dõi ở TPTN, đếm số lượng mũ chúa được xây ở các quy mô đàn khác nhau từ 3 cầu đến 6 cầu.

- Ảnh hưởng của lượng mật phấn dự trữ đến số lượng mũ chúa: Tiến hành theo dõi ở huyện Đồng Hỷ, tính lượng mật phấn dự trữ trên bánh tổ theo 3 mức ít, trung bình và nhiều (+,++,+++), đồng thời đếm các mũ chúa được xây trên những bánh tổ.

- Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tần suất xây mũ chúa: Tiến hành kiểm tra, theo dõi và ghi chép thời điểm xây mũ chúa và so sánh giữa hai vụ Xuân - Hè (tháng 3,4,5) với vụ Thu - Đông (tháng 9,10,11), so sánh giữa 3 địa điểm khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến số lượng mũ chúa: Theo dõi ở huyện Đại Từ và chia ra làm 4 nhóm: Nhóm 1 ong chúa từ 1- 6 tháng, nhóm 2 ong chúa từ 7 - 12 tháng, nhóm 3 ong chúa từ 13 - 18 tháng, nhóm 4 ong trên 18 tháng.

- Ảnh hưởng của loại hoa, vùng miền đến năng suất mật ong: Năng suất mật cả năm được tính thông qua 2 vụ mật chính là vụ Xuân - Hè và vụ Thu - Đông. Tiến hành theo dõi cân mật của từng cầu trước khi quay, từng đàn của mỗi đợt quay của từng vụ.

- Ảnh hưởng của loại hoa, vùng miền đến chất lượng mật: Chúng tôi tiến hành lấy mẫu mật ong hoa vải, hoa nhãn, mỗi loại hoa lấy 03 mẫu, mẫu được lấy ở 3 vùng khác nhau là Đại Từ, Đồng Hỷ và TPTN thời gian lấy mật ong hoa vải vào giữa tháng 3 và mật ong hoa nhãn vào giữa tháng 4, phân tích thành phần hóa học của 2 loại mật là mật ong hoa nhãn, hoa vải. Dung lượng mẫu lấy 18 mẫu, mỗi mẫu là 500 ml đựng trong chai thuỷ tinh sạch để so sánh chất lượng mật của 2 loại hoa khác nhau và ở các vùng miền khác nhau. Mật được lấy mẫu gửi phân tích tại Viện Khoa học sự sống thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cụ thể:

- Tỷ lệ nước (%): Theo phương pháp trọng lượng - Tỷ lệ đường khử (%): Theo phương pháp Bertrand - Tỷ lệ đường Sacaroza (%): Theo TCVN 5269:1990 - (ml/kg): Theo TCVN 5271:2008

- Tỷ lệ HMF (ml/kg): Theo TCVN 5270-2008 - Quan sát bằng mắt thường.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập và xử lý, phân tích bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002 [32] và trên phần mềm thống kê Minitab 14.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng nghề nuôi ong mật Apis cerana tại tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình thời tiết khí hậu ở Thái Nguyên

Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ bình quân (oC) Ẩm độ bình quân (%) Lƣợng mƣa bình quân (mm) 1/2012 16,30 79,00 84,40 2/2012 18,70 79,00 5,60 3/2012 21,80 80,00 51,70 4/2012 23,70 86,00 201,60 5/2012 26,60 84,00 206,50 6/2012 27,90 80,00 211,40 7/2012 28,30 81,00 362,90 8/2012 28,00 85,00 323,20 9/2012 27,80 83,00 165,60 10/2012 25,70 77,00 9,70 11/2012 21,10 74,00 2,60 12/2012 17,80 79,00 48,80 Cao nhất 38,30 86,00 362,90 Thấp nhất 7,40 74,00 2,60 Trung bình/năm 2012 23,64 80,60 132,60 1/2013 15,50 76,00 78,60 2/2013 17,60 80,00 6,60 3/2013 19,80 83,00 48,60 4/2013 22,20 88,00 145,70 5/2013 27,40 79,00 136,50 6/2013 29,40 84,00 223,80 Cao nhất 39,00 88,00 223,8 Thấp nhất 8,60 76,00 6,60 Trung bình/6 tháng đầu năm 2013 21,98 81,67 106,63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy năm 2012 nhiệt độ trung bình là 23,640

C. Trong đó, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,30 C đó là tháng 7 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là 16,30 C đó là tháng 01. Về ẩm độ trung bình đạt 80,60%, tổng lượng mưa là 1.674 mm. Tình hình thời tiết khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ tương đối thuận lợi cho phát triển nghề nuôi ong, vào vụ Xuân - Hè đây là vụ mật chính nhiệt độ bắt đầu tăng lên, thời tiết ấm dần từ tháng 2 trung bình đạt 20,50

C lượng mưa ít, nguồn hoa phong phú, những cây nguồn mật chính nở hoa trong vụ này là vải, nhãn, càng cua, lúa, ngô.... Vào thời điểm này, nguồn thức ăn ngoài tự nhiên phong phú nên người nuôi ong sẽ không bổ sung thức ăn mà bổ sung thêm thức ăn cho ong vào thời điểm trước đó để kích thích cho ong chúa đẻ, cho ong xây thêm bánh tổ và để phòng và chủ động chia đàn, thu mật và xử lý bệnh tật.

Qua theo dõi ở vụ Hè - Thu (tháng 7-8/2012) do điều kiện nắng nóng, nhiệt độ tăng cao (có ngày 38-390

C), ẩm độ cao (85%), lượng mưa trung bình lên tới 362,9%. Vụ Đông - Xuân (tháng 12/2012-01/2113), nhiệt độ trung bình rất thấp trung bình 15,5-17,80

C. Vụ Xuân - Hè (tháng 4-5/2013) đây là mùa khai thác mật chính trong năm thì lượng mưa trung bình lớn đạt 136,5- 145,7mm đã làm ảnh hưởng phần nào đến năng suất mật thu được. Đồng thời đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các đàn ong mật trong thời gian này.

Từ tháng 5 trở đi nhiệt độ bắt đầu cao dần đạt trung bình 27,80

C, mưa to kéo dài, nguồn hoa ít. Đây là giai đoạn tương đối khó khăn đối với người nuôi ong, lúc này phải chủ yếu chống nóng cho đàn ong, chống địch hại (ong rừng về tấn công đàn ong nhà). Từ tháng 11 trở đi nhiệt độ bắt đầu giảm, lượng mưa ít, đàn ong lại bắt đầu phát triển đi lên do có nhiều nguồn phấn hoa như: Càng cua, cây phân xanh, chè, ngô,… song người nuôi ong cần phải chú ý chống rét cho đàn ong trong thời điểm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Quy mô và cơ cấu đàn ong nuôi tại các nông hộ tại tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi tiến hành điều tra cơ cấu số hộ nuôi ong và cơ cấu đàn ong năm 2012 của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Cơ cấu số hộ nuôi ong và cơ cấu đàn ong nuôi tại các hộ TT Chỉ tiêu

Cơ cấu số hộ nuôi ong Cơ cấu đàn ong Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (đàn ong) Tỷ Lệ (%) 1 Số hộ nuôi dưới 10 đàn 2.025 92,26 8.992 66,36 2 Số hộ nuôi 10 - 30 đàn 112 5,10 1.833 13,53 3 Số hộ nuôi 31 - 50 đàn 45 2,05 1.750 12,92 4 Số hộ nuôi trên 50 đàn 13 0,59 975 7,19 Tổng cộng 2.195 100 13.550 100 Trung bình 1 hộ nuôi (đàn) 6,17

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012 [9])

Qua bảng 3.2 cho thấy: Trong tổng số 2.195 hộ nuôi ong thì số hộ nuôi ong có quy mô nhỏ lẻ dưới 10 đàn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 92,26%, số hộ nuôi theo quy mô trên 50 đàn rất ít có 13 hộ chiếm 0,59%. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, phần lớn các hộ nuôi ong có quy mô nhỏ dưới 30 đàn bởi nuôi với quy mô như vậy tận dụng được sức lao động sẵn có của gia đình, có thể sử dụng cây nguồn hoa, nguồn mật của nhà và của các khu rừng xung quanh. Nuôi với quy mô nhỏ đòi hỏi mức đầu tư thấp hơn; sự thiệt hại, rủi ro gây ra do thời tiết không thuận lợi hoặc do địch hại, dịch bệnh… không ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ nuôi ong này.

Hơn nữa chỉ cần nuôi như vậy là đủ mật ong cung cấp cho nhu cầu sử dụng của gia đình và một phần bán ra thị trường góp phần tăng thu nhập. Vì thế số hộ có quy mô đàn dưới 30 đàn chiếm tỷ lệ cao, chiếm 97,36% tổng số hộ nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ong của toàn Tỉnh. Những hộ có quy mô trên 30 đàn ong trở lên thực sự đã coi chăn nuôi ong là ngành sản xuất hàng hóa. Họ đã có đầu tư lớn, nuôi thâm canh và đã có kỹ thuật tốt, sản phẩm mật ong sản xuất ra chủ yếu để bán ra thị trường. Các hộ nuôi ong quy mô lớn thường phải có lao động chính chuyên chăm sóc đàn ong và phải thuê thêm nhân công lao động trong vụ khai thác mật chính. Họ có thể nuôi cả hai hình thức cố định và di chuyển các đàn ong. Chính vì những đòi hỏi cao hơn về kỹ thuật và về nhiều mặt nên số hộ nuôi ong có quy mô từ 30 đàn trở lên chỉ có 58 hộ, chiếm khoảng 2,64% số hộ nuôi ong toàn Tỉnh.

Khi điều tra về cơ cấu đàn ong nuôi tại các nông hộ, chúng tôi nhận thấy phần lớn đàn ong nuôi tại các nông hộ có quy mô nhỏ có 8.992 đàn, chiếm tỷ lệ 66,36%, mà các hộ có quy mô lớn chỉ có 2.725 đàn, chiếm 20,11% tổng số đàn toàn Tỉnh. Với quy mô đàn như vậy nên trung bình số đàn ong nuôi/1 hộ là không cao khoảng 6,17 đàn/hộ nuôi ong.

Tổng số đàn ong mật Apis cerana năm 2012 ở tỉnh Thái nguyên là 13.550 đàn. Trong đó theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012 thì ở huyện Đồng Hỷ có số đàn ong nhiều nhất là 3.430 đàn chiếm 25,46%, Đại từ có số đàn ong là 2.840 đàn chiếm 20,96% số đàn ong toàn tỉnh, thị xã Sông Công có số đàn ong thấp nhất là 315 đàn, chiếm 2,32%. Điều đó thể hiện nghề nuôi ong ở huyện Đồng Hỷ phát triển nhất do diện tích cây nguồn mật chính ở Đồng Hỷ nhiều hơn các vùng khác đồng thời trong những năm gần đây các dự án phát triển nghề nuôi ong được đưa vào nhiều hơn. Mặt khác nghề nuôi ong được phát triển là nhờ vào những ưu điểm của nghề này như: Cần ít vốn, mau thu hồi vốn, lợi nhuận thu được từ nghề nuôi ong là khá cao, sử dụng được nguồn lao động nhàn dỗi. Bên cạnh đó, con ong cũng được đưa vào các chương trình bảo vệ rừng đầu nguồn của Tỉnh. Khi có được nguồn vốn là các đàn ong mật được chương trình hỗ trợ, người dân sẽ hạn chế việc chặt phá rừng và trở thành người nuôi ong. Hơn thế nữa, với sự quan tâm của các cấp chính quyền,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các chương trình dự án thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong, người nuôi ong có thêm được những vốn kinh nghiệm, kỹ thuật cao hơn, chuyên nghiệp hơn, cũng do đó mà quản lý đàn ong tốt hơn và cuối cùng là nghề nuôi ong ngày càng được phát triển hơn.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu số hộ nuôi ong mật Apis cerana

Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ hộ nuôi ong quy mô nhỏ dưới 10 đàn chiếm tỷ lệ cao nhất có 2.025 hộ, chiếm 92,26%; số hộ nuôi từ 10-30 đàn có 112 hộ, chiếm 5,10%; số hộ nuôi trên 30 đàn có 58 hộ, chiếm 2,64%.

66.36% 13.53%

12.92% 7.19%

Cơ cấu đàn ong (đàn ong)

Số đàn ong nuôi ở quy mô dưới 10 đàn/hộ (chiếm 63,36%)

Số đàn ong nuôi ở quy mô 10 - 30 đàn/hộ (chiếm 13,53%)

Số đàn ong nuôi ở quy mô 31 - 5- đàn/hộ (chiếm 12,92%)

Số đàn ong nuôi ở quy mô trên 50 đàn/hộ (chiếm 7,19%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số đàn ong là 13.550 đàn trong đó số đàn ong được nuôi trong các nông hộ với quy mô nhỏ dưới 10 đàn có 8.992 đàn, chiếm 66,36% tổng số đàn; với quy mô từ 10-30 đàn có 1.833 đàn, chiếm 13,53%; với quy mô từ 30- 50 đàn có 1.750 đàn, chiếm 12,92%; với quy mô trên 50 đàn có 975 đàn, chiếm 7,19% tổng số đàn ong toàn tỉnh.

Qua số đó khẳng định được tỉnh Thái Nguyên là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi ong mật song quy mô đàn ong còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo thành vùng hàng hóa tập trung.

3.1.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu và lịch nở hoa tại Thái Nguyên

Cây nguồn mật là cơ sở cho nghề nuôi ong mật, do vậy việc xác định các loại cây nguồn mật, diện tích cũng như thời gian nở hoa của các loại cây nguồn mật là rất cần thiết. Chúng tôi đã lấy số liệu tại Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên và qua quá trình điều tra trực tiếp tại các địa điểm nghiên cứu, kết quả số liệu về cây nguồn mật chính và thời điểm nở hoa và khả năng cung cấp mật phấn, kết quả được phân tích ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Diện tích cây nguồn mật và thời gian nở hoa

TT Loại cây Thời điểm nở hoa

(tháng) Diện tích Số lƣợng (ha) Tỷ lệ (%) I Cây nguồn mật chính 49.280 100 1 Vải Từ T3-đầu T4 3.498 7,10 2 Nhãn Từ T3-T5 1.332 2,70

3 Keo tai tượng, keo lai Từ T4-đầu T6 44.450 90,20

II Cây nguồn mật dự trữ 111.803

4 Táo Từ T8-T9 125

5 Xoài Từ T1-T3 443

6 Cam, bưởi Từ T2-T3 1.113

7 Chè Từ T9-T12 18.605

8 Lúa (DT gieo cấy) Từ T4- T9 72.576 9 Ngô (DT gieo trồng) Từ T4-12 17.941

10 Càng Cua Quanh năm Mọc tự nhiên

11 Cỏ Lào Từ T11 -T12 Mọc tự nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)