3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.4. Tình hình sâu bệnh đối với đàn ong mật Apis cerana
Để có được hiệu quả cao nhất từ nuôi ong thì việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên các hoạt động của đàn ong để biết được các hiện tượng bất thường (biểu hiện của sâu hại, dịch bệnh) để có biện pháp phòng ngừa một cách sớm nhất là việc rất cần thiết và nhất là vào các thời điểm điều kiện thời tiết không thuận lợi cho đàn ong.
Bảng 3.4: Tình hình sâu bệnh đối với đàn ong mật Apis cerana
(n = 60 trong đó: Đại Từ = 20 đàn, Đồng Hỷ = 20 đàn, TPTN = 20 đàn)
TT Tên sâu, bệnh Số đàn theo dõi (đàn)
Số đàn mắc bệnh (đàn)
Tỷ lệ (%)
1 Thối ấu trùng Châu Âu
60
1 1,67
2 Thối ấu trùng túi 2 3,33
3 Bệnh ỉa chảy 13 21,67
4 Sâu ăn Sáp 11 18,33
5 Bệnh khác 4 6,67
Qua theo dõi 60 đàn ong mật Apis cerana cho thấy số đàn ong bị mắc bệnh nhiều nhất là bệnh ỉa chảy với 13/60 đàn, chiếm 21,67%; sâu ăn sáp có 11/60 đàn, chiếm 18,33%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bệnh thối ấu trùng Châu Âu, thối ấu trùng túi là ít gặp chiếm tỷ lệ từ 1,67 - 3,33%. Qua đó cho thấy bệnh thối ấu trùng châu âu hầu như ít gặp (theo Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999 [5]) thì tỷ lệ bệnh thối ấu trùng Châu Âu trên các đàn theo dõi và điều tra là phù hợp và thấp hơn.
Bệnh thối ấu trùng túi qua theo dõi tỷ lệ mắc từ 1,00-5,00% cũng theo Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999 [5] cho biết tỷ lệ bệnh thối ấu trùng túi ở ong Apis cerana trong quần thể chọn lọc khép kín qua các năm từ 1990-1993 là 2,3-23,1 so sánh với kết quả này thì tỷ lệ bệnh thối ấu trùng chúng tôi theo dõi và điều tra ở Thái Nguyên là phù hợp và thấp hơn.
Ngoài những sâu bệnh thường gặp thì một số đàn ong còn mắc một số hiện tượng khác như bị ngộ độc do ăn phải mật, phấn hoa có nhiễm thuốc trừ sâu, qua theo dõi có 4/60 đàn, chiếm 6,67% có hiện tượng bị ngộ độc.
Bệnh ỉa chảy ở ong thợ do một loài nguyên sinh động vật có tên là Nosema gây ra (Trần Đức Hà, Phùng Hữu Chính, 1995 [11]). Vào thời điểm vụ Xuân có mưa phùn kéo dài, các nguồn hoa, mật, phấn bị nhiễm bào tử Nosema, ong thợ đi thu hoạch mật phấn trên những nguồn hoa này đã vô tình bị nhiễm Nosema, khi bị nhiễm ong thợ bò lết ở dưới đất, bụng chướng to và chúng bị đi ỉa, dấu hiệu nhận biết là ở cửa tổ, vách thùng ong có nhiều vết phân màu vàng hoặc màu đen. Những đàn ong càng đông quân, ong thợ đi làm nhiều thì càng bị nặng. Qua đó đánh giá được tỷ lệ mắc các loại bệnh khác nhau là do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, qua theo dõi cho thấy một số hộ nuôi ong có quy mô vừa và lớn (trên 30 đàn/hộ) có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nhiều so với các hộ nuôi có quy mô nhỏ. Như vậy, cùng với chăm sóc nuôi dưỡng đàn ong thì việc theo dõi và xử lý kịp thời các đàn ong mắc bệnh để tránh lây lan sang các đàn khác, gây thiệt hại cho nuôi ong là việc rất quan trọng. Thực hiện tốt quy trình chăn nuôi, chăm sóc, quản lý đàn ong người nuôi ong sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất từ nuôi ong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/