Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.4. Ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa

Ong chúa là thành viên quyết định nhất đến sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ ra các cấp ong và tiết ra feromol điều hành các hoạt động bình thường của đàn ong, trong đó có feromol ngăn cản bản năng xây mũ chúa của ong thợ, mà khả năng tiết feromol này lại phụ thuộc vào tuổi của ong chúa. Ong chúa càng già thì khả năng tiết feromol càng giảm (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999 [5]). Khi ong chúa đã già thì khả năng xây mũ chúa của ong thợ càng cao, để chứng minh cho vấn đề này tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của tuổi ong chúa đến sự hình thành các mũ chúa tự nhiên của 60 đàn ong với các độ tuổi khác nhau của ong chúa. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của tuổi ong chúa đến tình hình xây mũ chúa (n=20)

(tại huyện Đại Từ thời điểm tháng 4/2013)

TT Tuổi ong chúa (tháng) Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn xây mũ chúa (đàn)

n (%)

1 1 đến 6 05 1 20,00

2 7 đến 12 05 3 60,00

3 13 đến 18 05 4 80,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong mùa sinh sản các đàn ong có xu hướng xây thêm mũ chúa, qua kết quả theo dõi tại huyện Đại Từ cho biết ở các đàn ong phần lớn xây mũ chúa, tùy thuộc vào tuổi ong chúa và thời tiết trong năm mà tỷ lệ các đàn xây mũ chúa khác nhau.

Qua theo dõi cho thấy ở những đàn ong được thay chúa đều đặn (6-9 tháng 1 lần) thì khả năng xây mũ chúa tự nhiên là rất ít. Vì khi ong chúa trẻ thì khả năng tiết feromol mạnh đã khống chế được bản năng xây mũ chúa của ong thợ, đồng thời ong chúa trẻ khả năng đẻ tốt làm cho thế đàn ong mạnh, tăng khả năng chống chịu với các loại bệnh tật. Tuổi ong chúa càng cao thì xu hướng các đàn xây mũ chúa càng lớn. Do khi chúa già thì khả năng đẻ giảm dần, đồng thời khả năng tiết ra fromol cũng giảm, đàn ong xây mũ chúa mới để thay thế chúa già. Theo Eva Cran, 1990 [8], tuổi ong chúa tốt nhất từ 6 tháng đến 1 năm.

Theo bảng 3.9 cho thấy khi ong chúa có tuổi từ 1 đến 6 tháng thì tỷ lệ xây mũ chúa ít nhất 1/5 đàn, chiếm 20,00%; ong chúa có tuổi từ 13 đến 18 tháng thì có 4/5 đàn xây mũ chúa, chiếm tỷ lệ số đàn xây mũ chúa là 80,00%. Tuổi ong chúa trên 18 tháng tuổi thì 100% số đàn đều xây mũ chúa. Qua đó cho thấy tuổi của ong chúa có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các mũ chúa tự nhiên của các đàn ong, đồng thời vào mùa sinh sản nguồn thức ăn phong phú, lượng thức ăn dôi dư, đàn ong đông quân thì tất yếu theo quy luật sinh tồn đàn ong sẽ bồi dục mũ chúa để chuyển bị chia đàn. Thời gian đó người nuôi ong phải chủ động để nhân đàn, tránh hiện tượng để đàn ong bốc bay. Mặt khác khi ong chúa xây mũ chúa nhiều thì năng suất mật thu được sẽ giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)