Một số nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng mật ong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Một số nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng mật ong

Ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là các nước nóng ẩm ở Nam và Đông Nam Á, người nuôi ong thường gặp phải vấn đề về chất lượng mật. Mật ong thu được thường có thuỷ phần quá cao, trên 21% và dễ bị lên men, điều này là trở ngại chủ yếu cho việc phát triển nghề ong (Crane, 1990) [37].

Để mật không lên men thì thuỷ phần phải thấp hơn 18,6%. Tiêu chuẩn mật được thế giới chấp nhận là mật ong có thuỷ phần nhỏ hơn 21%. Khi ẩm độ không khí cao, hàm lượng nước trong mật ong vít nắp là 25% (Killion, 1975 [42]). Mật ong vít nắp thu hoạch từ cây cao su của ong A. cerana là 25% (Fernando, 1978) [41]. Các nguyên nhân do kỹ thuật quản lý ong không đúng cũng làm cho mật ong có tỷ lệ nước cao, như thu mật trước khi vít nắp, để mật đã quay tiếp xúc với không khí ẩm lâu. Nhìn chung hàm lượng nước trong mật ong A.cerana cao hơn trong mật A. mellifera (Crane, 1985 [36]). Chính vì vậy Mardan đã đề xuất nên có chỉ tiêu riêng cho mật ong A.cerana.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay chúng ta thường nuôi ong trong thùng một tầng. Khi lấy mật tất cả các cầu được rũ ra quay. Ẩm độ không khí nước ta rất cao, đặc biệt là mùa xuân ở miền Bắc và mùa mưa tháng 5-6 ở miền Nam (ẩm độ lên tới trên 90%). Người nuôi ong do muốn có năng suất mật cao nên đã quay non, quay cướp vòng nên mật thu được có tỷ lệ nước cao, từ 22-29%, thậm chí lên tới 32% (Trần Đức Hà,

, 1978 [10]; Phạm Văn Cường, 1994 [3]; Phùng Hữu Chính, 1994 [4]). Chính vì vậy Eva Crane, 1990 [8] đã nhận xét “Ở Việt Nam tất cả các cầu ong được quay mật sau khi trả về tổ vài ngày, sản phẩm thu hoạch của hệ thống này không phải là mật ong mà là mật hoa đang chuyển hoá thành mật ong”. Hiện nay người nuôi ong nội với quy mô nhỏ chưa gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng người nuôi ong chuyên nghiệp đã rất khó khăn trong việc tiêu thụ loại mật có tỷ lệ nước cao vì loại này dễ bị lên men, không bảo quản được lâu.

Để nâng cao chất lượng mật ong có hai cách giải quyết: Một là loại nước trong mật sau khi đã thu hoạch bằng nhiệt độ. Phương pháp này có hạn chế là làm cho mật có mầu sẫm, tỷ lệ HMF (Hydroxy methyl furfural) tăng lên làm giảm hương vị đặc trưng. Cách thứ hai là thông qua kỹ thuật nuôi ong trong thùng có tầng kế, chỉ quay mật khi đã vít nắp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)