3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.3. Tình hình nuôi ong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nuôi ong ở Thái Nguyên là nghề có từ lâu đời, song trong những năm gần đây (từ năm 1996) nghề nuôi ong mới thực sự được quan tâm và phát triển. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ban ngành đoàn thể, đã có nhiều chương trình dự án đưa con ong vào việc phục vụ cho chương trình bảo vệ rừng đầu nguồn, công tác xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho người dân, điều đó thể hiện ở số lượng đàn ong trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm: 2010 có 10.655 đàn, năm 2011 có 12.318 đàn, năm 2012 có 13.550 đàn (theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010, 1011, 1012). Năng suất mật bình quân là 15,5 kg/đàn/năm, sản lượng đạt khoảng gần 300 tấn.
Nuôi ong được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, song tập trung nhiều hơn ở các huyện có diện tích cây nguồn mật lớn và tập trung như: Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương...; Từ chỗ nuôi ong với hình thức tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có một số hộ gia đình nuôi ong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
theo hình thức trang trại, nuôi phương thức di chuyển theo nguồn hoa với quy mô đàn ong lớn từ 100 - 200 đàn.
Từ những bước nhảy vọt trong chăn nuôi ong, các sản phẩm của nghề nuôi ong đã được cung ứng ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sản phẩm chính của nghề nuôi ong mật là mật ong. Mật ong được cung cấp ra thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian như chữa bệnh đau dạ dày: Nghệ mật ong, tam thất mật ong; thuốc chữa ho; mật ong nguyên chất, quất mật ong; hay một số sản phẩm khác phục vụ cho việc bồi bổ sức khỏe của con người như rượu mật ong, dấm chuối mật ong, dấm mật ong nguyên chất…).
Bên cạnh sản phẩm chính là mật ong, một số hộ nuôi ong nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong nghề và được tập huấn kỹ thuật nuôi ong qua những chương trình, dự án đã cung cấp giống ong và các vật tư nuôi ong cho những người có nhu cầu nuôi ong trên địa bàn toàn tỉnh và một số tỉnh bạn như: Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình. Với những điều kiện tự nhiên sẵn có, với nguồn lao động phục vụ cho nghề nuôi ong dồi dào (không phân biệt tuổi tác già hay trẻ, không phân biệt giới tính nam hay nữ) cùng với những lợi ích về kinh tế mà con ong đem lại (vốn đầu tư thấp, sản phẩm được mọi lứa tuổi ưa chuộng,…), hiện nay nghề nuôi ong ở tỉnh Thái Nguyên đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để nghề nuôi ong phát triển “bền vững” thì rất cần có những chính sách của các cấp chính quyền từ Tỉnh đến xã, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp hỗ trợ cho người nuôi ong về vốn, kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất, thu hoạch các sản phẩm từ nghề nuôi ong, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi ong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu