3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.4. Một số nghiên cứu về sâu bệnh, địch hại ong mật
Ngoài những nghiên cứu về bảo tồn và phát triển đàn ong mật còn nhiều công trình khoa học khác của nhiều tác giả nghiên cứu về sâu bệnh và địch hại đối với các đàn ong.
Trong những năm gần đây bệnh gây ra trên đàn ong nội chủ yếu là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ và bệnh thối ấu trùng tuổi lớn. Theo tác giả Phạm Xuân Dũng, (1994) [6], tháng 12/1968 chúng ta nhập một số đàn ong Apis cerana từ Trung Quốc thì bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ (thối ấu trùng châu Âu) đã phát sinh và gây hại lớn, toàn bộ ấu trùng 3 - 4 ngày tuổi bị chết. Đối với bệnh thối ấu trùng tuổi lớn (thối ấu trùng túi) thì năm 1974 dịch bệnh đã bùng nổ ở Việt Nam do chúng ta nhập một số giống ong cao sản của Viện Ong Bắc Kinh về. Qua triệu chứng lâm sàng, các chuyên gia bệnh ong trong nước như: (Trần Minh Tứ, 1981 [34]; Trần Thị Hương, 1982, [18]; Mai Anh, Chu Văn Đang, 1983 [1]; Phạm Ngọc Viễn, 1984 [35] và một số chuyên gia nước ngoài) đều cho rằng tập hợp bệnh thối ấu trùng ong nội đều có mặt của bệnh thối ấu trùng túi. Đây được coi là bệnh nguy hiểm nhất đối với ong nội (Apis cerana) ở Việt Nam (Trần Đức Hà, Phùng Hữu Chính, 1995 [11]). Gần đây các tác giả Nguyễn Kim Lan và cs, (1998) [19], đã đưa ra kết quả nghiên cứu thử nghiệm điều trị bệnh thối ấu trùng túi trên ong Apis cerana bằng thảo dược S - 95.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một số công trình khoa học đã xuất bản như: “Địch hại, thú ăn mồi và bệnh ong mật” (Morco, 1978); “Bệnh lý ong mật” (Bailey, 1981); “Noziones pratiche sulle mallattie dellapi” (Giordani và Etu, 1982); “ Bienen pathologie” (Weiss, 1984)… “Những địch hại ong” của Toumanoff xuất bản năm 1939 nêu nên nhiều nhận xét ở vùng Đông Nam Á (Crane, 1992 [38]).
- Bệnh và thiên địch hại ong mật Apis cerana
+ Bệnh thối ấu trùng châu Âu: Bệnh này do vi khuẩn Melissococcus
gây ra. Nó gây nhiễm cho ấu trùng trước 48 giờ tuổi và thường giết chết ấu trùng vào 4-5 ngày tuổi. Bệnh này có chu kỳ mùa vụ và phát triển đỉnh điểm lúc đàn ong phát triển mạnh. Đàn ong thưa quân, ở cửa tổ ít ong đi làm. Mở thùng ong, ong thợ xào xạc chạy tụt xuống đáy thùng, bánh tổ vít nắp lỗ chỗ, quan sát thấy ấu trùng nằm doãng ra, khi chết có màu trắng bệch sau đó chuyển màu vàng nhạt, vàng sẫm rồi nâu đậm, xác chết thối rữa tụt xuống đáy lỗ tổ rồi khô như cái vẩy có thể dùng panh để gắp ra. Ấu trùng mới chết không có mùi, sau đó có mùi chua như dấm.
+ Bệnh thối ấu trùng túi: Quan sát ngoài cũng thấy ít hoặc không thấy ong thợ đi làm. Quan sát bánh tổ thấy một số vít nắp nắp nhộng ong thợ hơi lõm xuống có lỗ nhỏ như châm kim, một số lỗ bị cắn nham nhở, có nhiều ấu trùng nhọn đầu nhô lên khỏi miệng lỗ tổ. Ấu trùng bệnh chuyển từ màu trắng ngà sang trắng bệch, vạch phân đốt không rõ ràng, khi gắp ấu trùng lên thì phía đuôi ấu trùng có một túi nhỏ chứa dịch trong suốt hay vàng nhạt, ấu trùng chết không có mùi.
+ Bệnh ỉa chảy: Quan sát thấy nhiều vết phân ong lấm tấm màu vàng hoặc đen ở cửa thùng hoặc thành thùng, ong thợ bụng chướng to, bò lết dưới đất trước cửa thùng ong.
+ Sâu ăn sáp: Theo Trần Đức Hà, Phùng Hữu Chính, 1995 [11] sâu ăn sáp có 2 loại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Loại nhỏ: Achroia griselle
Vòng đời của chúng trải qua 4 pha: Trứng → Sâu non → Nhộng → Trưởng thành. Trưởng thành của sâu ăn sáp là một loài ngài thuộc họ ngài đêm có màu tro xám. Sau khi nở vài ngày chúng giao phối rồi chui vào thùng ong đẻ trứng, trứng này nở thành sâu non chuyên ăn sáp, khi ăn sáp chúng tạo thành các đường hầm bằng tơ ở vách giữa các bánh tổ, phá hỏng các lỗ đựng mật, phấn và cả lỗ ấu trùng, nhộng làm cho ấu trùng, nhộng chết gây lên hiện tượng nhộng trần (không vít nắp). Ở cả hai loại sâu ăn sáp, nếu nhiệt độ môi trường cao hơn thì các giai đoạn của vòng đời rút ngắn. Chúng có thể hoàn thành toàn bộ vòng đời trong 4 tuần hoặc có thể kéo dài 6 tháng. Khi giai đoạn phát triển kéo dài, chỉ có một thế hệ sâu được tạo ra trong mùa mật và vào thời kỳ tiền nhộng chúng ngủ. Không có phương pháp giết sâu ăn sáp nào có thể thay thế được chế độ chăm sóc, quản lý phòng ngừa sâu phá hoại trong thùng ong, trong trại ong và ở bánh tổ bảo quản. Các biện pháp quan trọng nhất trong trại ong là giữ cho tất cả các đàn ong đều mạnh và sạch bệnh, thay tấm đáy thùng hàng năm, khử trùng những tấm mang đi và đặc biệt chú ý phòng ngừa, nhiễm sâu của bất kỳ thùng nào mà đàn ong yếu hoặc vừa chết.
+ Ong bò vẽ: Là một trong những loài động vật phá hoại ong mật mạnh nhất. Chúng tấn công ong mật ở cửa thùng hoặc ở cả xa thùng, khi đàn ong yếu chúng có thể tấn công ở cả trong thùng ong. Chúng mang mồi (ngực của ong trưởng thành) về tổ để nuôi ấu trùng của chúng. Ong bò vẽ có thể bắt ong mật để ăn thịt, làm giảm quân số ong thợ của đàn, đôi khi gặp lúc chúa bay ra khỏi tổ và bị ong vò vẽ bắt đi thì đàn ong sẽ mất chúa. Tuy nhiên ong
A.cerana phản công có hiệu quả đáng kể, chúng bám đặc vào từng con ong bò vẽ làm cho chúng chết nóng. Trong mùa ong bò vẽ hoạt động mạnh có thể dùng phương pháp thủ công để bắt ong là phương pháp hữu hiệu nhất, hoặc có thể dùng bả bằng cách tẩm thuốc sâu vào thức ăn để ong bò vẽ kiếm mồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đem thức ăn và chất độc về tổ và làm nhiều con khác bị chết. Khi phát hiện tổ ong bò vẽ thì phải tìm cách phá hủy ngay.
+ Kiến: Rất nhiều loài kiến có thể quấy nhiễu ong mật, có thể ăn hoặc mang đi mọi thứ trên bánh tổ, mật, phấn hoa và ấu trùng (Smith, F,G, 1953 [50]), chính sự quấy nhiễu này góp phần hình thành tính “hung dữ” ở ong mật
A. mellifera và đàn ong nội A. cerana đồng thời gây lên hiện tượng bỏ tổ bốc bay của đàn ong yếu. Một số loại kiến còn tranh mật trên bông hoa. Đôi khi chúng ăn tranh xiro đường mà người nuôi ong cho ong ăn ở những thời điểm thiếu nguồn hoa và cắn chết nhiều ong thợ. Các biện pháp phòng chống kiến trước hết là dọn sạch cây cỏ sung quanh trại ong, có thể dùng thuốc sâu có tác dụng lâu bền pha với nước phun lên rải đất rộng 1m quanh trại ong, nhưng tuyệt đối không được gần các thùng ong quá. Có thể dải thuốc sâu diệt kiến dạng bột xung quanh mỗi thùng ong, cách ít nhất từ 20-30 cm. Sau khi dọn sạch cỏ dại có thể dùng diazinon để trị kiến trong trại ong. Nên phun thuốc dạng bột hoặc bột ẩm khi ong không bay (Dejong, 1978 [39]). Muốn diệt tổ kiến có thể đổ cacbon disunfit vào cửa lỗ tổ của chúng. Trong mùa kiến hoạt động mạnh cần sử dụng giá thùng ong chống kiến, chân các giá đỡ có thể đựng dầu nhờn hoặc dầu ma dút loại thải.
+ Chuồn chuồn (Odonata): Chuồn chuồn là côn trùng ăn thịt chúng thường bắt ong khi đang bay. Chúng có thể bắt cả ong đực, ong thợ và cả ong chúa khi bay giao phối. Tác hại của chuồn chuồn là làm giảm số lượng ong thợ đi làm, đặc biệt là làm giảm tỷ lệ chúa giao phối. Chuồn chuồn thường xuất hiện vào tháng 5-8 ở miền Bắc. Là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: Chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và chuồn chuồn kim (Zygoptera), hai loại chuồn chuồn khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Tuy nhiên chỉ có chuồn chuồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngô mới ăn ong. Người nuôi ong mật không nên tạo chúa và thay chúa vào mùa có nhiều chuồn chuồn, nhằm giảm tỷ lệ ong bị chuồn chuồn gây hại.