Khả năng phát triển nghề nuôi ong mật đến năm 2015 tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 78 - 79)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.1. Khả năng phát triển nghề nuôi ong mật đến năm 2015 tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ vào quy hoạch ngành chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2015 định hướng đến năm 2020, diện tích cây hoa nguồn mật, tốc độ tăng đàn bình quân năm và tình hình nuôi ong thực tế tại tỉnh Thái Nguyên chúng tôi dự kiến khả năng tăng đàn ong trong những năm tới. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Khả năng phát triển nghề nuôi ong trong thời gian tới

TT Địa điểm

Số đàn ong năm 2012 Dự kiến đến năm 2015 Tổng số (đàn) Tỷ lệ (%) Tổng số (đàn) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tăng so với năm 2012 (%) 1 Đại Từ 2.840 20,96 3.300 20,63 116,20 2 Đồng Hỷ 3.450 25,46 4.200 26,25 121,74 3 TPTN 1.215 9,00 1.400 8,75 115,23 4 Vùng khác 6.045 44,61 7.100 44,37 117,45 Tổng số 13.550 100,00 16.000 100,00 118,08

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012 [9])

Qua bảng 3.14 cho thấy, tổng số các đàn ong của các vùng của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 là 13.550 đàn. Với số lượng cây nguồn mật phong phú, đa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dạng và thời gian cho hoa kéo dài, kế tiếp nhau là điều kiện thuận lợi để các đàn ong của tỉnh Thái Nguyên nói chung phát triển. Với tổng diện tích cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh là trên 160.000 ha và còn có khả năng tăng trong thời gian tới thì tiềm năng phát triển các đàn ong trong thời gian tới là rất lớn. Tuy nhiên sự phát triển đàn ong còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để phát triển các đàn ong một cách bền vững, căn cứ vào tốc độ tăng đàn hàng năm trung bình khoảng 1,0-1,5 lần, diện tích cây nguồn mật và nhu cầu nuôi ong của người dân, theo chúng tôi đến năm 2015 các đàn ong của toàn tỉnh nên giữ ở mức khoảng 16.000 đàn (tăng 18,00% so với năm 2012, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6,00%). Cơ cấu đàn phân bố chủ yếu ở hai huyện Đồng Hỷ và Đại Từ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)