Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học với năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học với năng

suất, chất lượng mật ong

Ngành nuôi ong trên thế giới hiện nay đã đạt được những tiến bộ đáng kể về cả công tác giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật khai thác và chế biến các sản phẩm có xuất xứ từ mật ong.

Có được những thành tựu như ngày nay, các nhà khoa học đã dựa rất nhiều vào các nghiên cứu từ trước. Ngay từ thời trung cổ có một số tác giả đã viết về con ong đứng đầu trong đàn thuộc giống ong cái, cách dẫn dụ đàn ong bốc bay, đậu lại mà người ta đã áp dụng từ những năm 800 - 1000 trước công nguyên. Luys Mendezde (Eva Crane, 1990 [8], ở Tây Ban Nha là người đầu tiên xác định được giới tính và nhiệm vụ của ong chúa, ông viết: Con ong đứng đầu trong đàn là một con ong cái đẻ trứng, và trứng nở thành ong thợ, ong đực và các ong chúa trong tương lai.

Theo Eva Crane, 1990 [8], hiện nay hầu hết trên thế giới người ta nuôi ong bằng thùng cải tiến có cầu di động, giống thường được nuôi ở những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vùng hoa tập trung là giống Apis mellifera. Đây là giống ong cho năng suất cao, năng suất bình quân/thùng khoảng 30kg. Nước có năng suất mật cao nhất là Canada 62,6 kg/thùng/năm.

Ở tỉnh Quảng Đông miền Nam Trung Quốc ong Apis cerana chiếm khoảng 90% tổng số đàn ong (Wong Siri, 1986 [46]), giống ong Apis cerana

đi thu hoạch lâu hơn ong Apis mellifera nhập nội mỗi ngày 2 - 3 giờ, có thể khai thác tốt hơn các nguồn hoa rải rác và có thể chống chịu khá hơn trong vụ hè nóng nực thiếu thức ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)