3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu, mùa vụ
vụ tới nghề nuôi ong mật
Điều kiện thời tiết khí hậu, sự thay đổi mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn tới nghề nuôi ong. Theo Eva Crane, 1990 [8] cho biết: Đàn ong có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ trong thùng ong. Khi nhiệt độ xung quanh lên rất cao, đàn ong phải làm mát cầu nhộng và ấu trùng sao cho cầu nhộng không vượt quá 350C. Làm như vậy đàn ong rất tốn năng lượng, thức ăn, kể cả khi nhiệt độn lên cao đến mức làm cho ong choáng. Do vậy người chăn nuôi phải tìm mọi cách giảm nhiệt độ trong thùng ong bằng cách che nắng, xử lý xung quanh thùng,, đặt thùng ong ở những vị trí thích hợp. Nắng, nóng mang lại những rủi ro cực kỳ nguy hại cho những đàn ong lớn.
Khi nhiệt độ lên cao, ong chúa đẻ kém sẽ làm giảm quân và năng suất mật, ong thợ phải chống nóng, giảm đi làm, tuổi thọ giảm. Đồng thời khi nhiệt độ cao cũng dễ phát sinh bệnh tật cho đàn ong. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, ong không đi làm, làm chết hoặc chậm phát triển ấu trùng, ong sử dụng nhiều mật dự trữ do đó làm giảm năng suất (Bộ môn ong, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2000 [2]).
Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến thời gian đi làm của ong thu hoạch. Theo Nguyễn Duy Hoan, 2002 [14], vào những ngày nóng ong thợ đi làm sớm hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(4 giờ 21 phút) và trở về muộn hơn (18 giờ 59 phút). Những ngày bình thường, ong đi làm lúc 4 giờ 25 phút và trở về lúc 18 giờ 50 phút; ngày mưa , ong đi làm muộn hơn (4 giờ 34 phút) và trở về cũng sớm hơn (18 giờ 50 phút).
Không nên mở thùng ong vào lúc trời nắng, nóng ban ngày. Nên mở thùng vào buổi sáng hoặc ban chiều. Khó có thể kiểm tra đàn ong khi trời tối, nhưng cũng có một số người lấy mật vào ban đêm (Eva Crane, 1990 [8]).
Bộ môn ong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2000 [2] cho biết, để chống nóng cho đàn ong nên dùng ván đóng thùng xốp, cách nhiệt 1,5cm, có cửa sổ ở phía sau và đặt thùng ở dưới bóng cây hướng Đông Nam, có thể dùng lá cọ, lứa đậy trên thùng, đặt máng nước trong thùng, bỏ thước giữa hai bánh tổ. Để phòng chống rét thì trước mùa rét cần điều chỉnh đàn, thay chúa kém, cho ăn thêm để có mật vít nắp, giảm hoặc kiểm tra nhanh thùng ong. Nếu quá rét nên dùng rơm, lá chuối khô, giấy báo, xốp đặt xung quanh thùng, bịt kín khe hở, đóng cửa sổ, đặt thước. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C phải đóng cửa tổ.
Ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới, mỗi năm ong phải trải qua hai mùa không có thức ăn chủ yếu, một mùa giống như mùa đông thiếu thức ăn của vùng ôn đới, một mùa vào thời kỳ rất nóng trong năm, do hạn hán hoặc mưa quá lớn gây lên. Ở những nơi nóng và hạn gây nên mùa thiếu thức ăn thì nhiệt độ cao và gió làm khô hết nguồn hoa. Ở những nơi mùa mưa làm thiếu thức ăn thì mưa đổ xuống liên tục, mấy ngày một đợt và ngay trong thời gian mưa tạm ngừng ngắn ngủi, độ ẩm tương đối cũng rất cao và ong cũng không bay được. Mật hoa trở lên quá loãng, phấn hoa lại ướt sũng và rửa trôi (Eva Crane, 1990 [8]).
Ở Việt Nam, theo tác giả Ngô Đắc Thắng, 1994 [29], do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thời tiết miền Bắc chia làm 4 mùa rõ rệt. Do đó, ở miền Bắc có 4 mùa quản lý đàn ong:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Vụ hè thu (qua hè): Từ 20 tháng 7 đến 15 tháng 9
- Vụ thu đông: Từ 16 tháng 9 đến 20 tháng 12
- Vụ đông xuân (qua đông): Từ 21 tháng 12 đến 14 tháng 2
Miền Nam khí hậu có hai mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,11. Nuôi ong ở miền Nam được chia thành 3 vụ:
- Vụ dưỡng ong: Từ tháng 7 đến tháng 9 - Vụ nhân đàn: Từ tháng 10 đến tháng 1 - Vụ thu mật: Từ tháng 2 đến tháng 6
Mỗi một mùa vụ có nguồn cây mật khác nhau, do đó đòi hỏi người nuôi ong phải có những hiểu biết cần thiết và có kỹ thuật nuôi ong để có những điều chỉnh thích hợp, đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất mật và hiệu quả kinh tế cao.