3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.2. Các cây hoa nguồn mật chín hở tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có các loại cây nguồn mật phong phú như: Vải, nhãn, keo, bạch đàn, càng cua, cỏ lào, lúa, ngô, chè… Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012 [9], toàn tỉnh có tổng diện tích cây hàng năm và cây lâu năm là 154.812 ha trong đó: Diện tích cây hàng năm là 119.221 ha (diện tích cây lương thực có hạt 90.517 ha, diện tích cây công nghiệp hàng năm 6.138 ha); diện tích cây lâu năm là 35.591 ha (diện tích cây công nghiệp lâu năm là 18.605 ha, diện tích cây ăn quả 16.966 ha). Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy và đặc biệt là nguồn cung cấp mật phấn cho đàn ong phát triển. Diện tích trồng chè toàn tỉnh là 18.605 ha. Đất chưa sử dụng là 78.535 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có rừng cây, đất bờ sông suối…), đây là diện tích có nhiều cây cỏ lào, càng cua và một số cây hoa dại khác.
Các loại cây nguồn mật trên có diện tích khác nhau và cho nguồn mật vào những thời điểm khác nhau trong năm nên đã tạo ra các vụ thu hoạch mật khác nhau. Vụ hoa vải thiều, nhãn, từ tháng 2 đến tháng 4, vụ hoa bạch đàn, keo, từ tháng 5 đến tháng 6. Đây là hai vụ thu hoạch mật chính cho người nuôi ong mật. Ngoài hai vụ mật chính, người nuôi ong còn có thể khai thác mật thêm một vụ nữa từ tháng 11 đến tháng 12 gồm các hoa như: Hoa táo, hoa cỏ lào, chân chim.... Nguồn phấn dư thừa chủ yếu là càng cua, ngô, chinh nữ và một số loại hoa dại khác, tuy nhiên vụ này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết để đàn ong duy trì đàn.