3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Ảnh hưởng của vùng miền đến chất lượng mật ong
Bảng 3.13: Ảnh hƣởng vùng miền đến chất lƣợng mật ong
STT Tên chỉ tiêu ĐVT
Tiêu chuẩn
VN
Loại mật hoa vải Mật hoa nhãn
TPTN (n=3) Đồng Hỷ (n=3) Đại Từ (n=3) TPTN (n=3) Đồng Hỷ (n=3) Đại Từ (n=3) 1 Tỷ lệ nước % <23 22,80 22,90 22,96 22,56 22,76 22,45 2 Đường sacaroza % <5 1,78 1,65 1,75 2,63 3,01 2,59 3 Đường khử tổng số % >70 68,40 68,68 68,43 65,35 65,15 65,23 4 Axit tự do (ml/kg) >40 37,84 36,75 37,44 38,78 38,8 38,80 5 Hàm lượng HMF (ml/kg) <20 6,75 6,82 6,80 7,75 7,25 7,74
Chú thích: - Thời điểm lấy mẫu mật ong hoa vải giữa tháng 3/2013 - Thời điểm lấy mẫu mật ong hoa nhãn giữa tháng 4/2013 - Mẫu được kiểm nghiệm: Theo TCVN 5266:90 (ISO 6496:1999)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, thành phần hóa học của mật hoa vải ở các vùng khác nhau của tỉnh Thái Nguyên là không có sự khác biệt nhiều. Tỷ lệ nước của mật ong hoa vải ở TPTN là 22,80%; ở Đồng Hỷ là 22,90%; cao nhất là ở huyện Đại Từ 22,96%. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì hàm lượng nước của mật ong hoa vải ở các vùng khác nhau của Thái Nguyên là đạt tiêu chuẩn quy định (<23%). Tỷ lệ đường sacaroza của hoa vải ở Đồng Hỷ thấp nhất là 1,65% và cao nhất là ở TPTN 1,78%; tỷ lệ đường khử tổng số ở TPTN có tỷ lệ thấp nhất là 68,40%, cao nhất là ở Đồng Hỷ 68,68%; hàm lượng HMF và về cảm quan của mật hoa vải ở các vùng khác nhau của tỉnh tương tự nhau. So với tiêu chuẩn chất lượng mật ong Việt Nam thì chất lượng mật ong hoa vải ở các vùng khác nhau của tỉnh Thái Nguyên đều đạt tiêu chuẩn quy định.
Qua theo dõi mật ong hoa nhãn ở các vùng khác nhau của tỉnh cho thấy thành phần hóa học cũng không có khác biệt nhiều. Hàm lượng nước của mật ong hoa nhãn ở Đồng Hỷ có tỷ lệ cao nhất 22,76%, ở Đại Từ có tỷ lệ thấp nhất là 22,45%. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì hàm lượng nước của mật ong hoa nhãn ở các vùng khác nhau của Thái Nguyên là đạt tiêu chuẩn (<23%). Đồng thời tỷ lệ đường sacaroza của hoa nhãn ở Đồng Hỷ cũng là cao nhất 3,01% và thấp nhất ở Đại Từ là 2,59%. Một số chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng HMF, đường khử tổng số và quan sát bằng cảm quan thì ở các địa điểm không có sự khác biệt. Do điều kiện nguồn hoa, thời gian nở hoa, điều kiện thời tiết khí hậu ở các vùng theo dõi không có sự khác biệt nhiều nên giữa các vùng khác nhau của tỉnh thì chất lượng mật ong không có sự khác biệt.
Kết hợp ở bảng 3.12; 3.13 cho thấy, mật ong hoa nhãn có các thành phần hóa học gần giống với mật ong hoa vải, tỷ lệ nước trong loại mật ong này cũng khá thấp. Tỷ lệ nước của mật hoa vải cao nhất ở Đại Từ chiếm 22,98%, thấp nhất là ở thành phố Thái Nguyên chiếm 22,8%. Tỷ lệ nước cao nhất của mật hoa nhãn ở Đồng Hỷ 22,76%, thấp nhất là ở Đại Từ chiếm 22,45%. Kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Thị Nga, 2008 [20] và Cao Thị Hinh, 2011 [13]). Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, mật ong hoa nhãn là một trong những mật ong có tỷ lệ nước thấp và có chất lượng mật cao hơn mật hoa vải. Qua theo dõi nhận thấy không có sự khác biệt nhiều về chất lượng mật ong hoa nhãn và hoa vải tại các vùng khác nhau của tỉnh Thái Nguyên vì điều kiện thời tiết, nguồn hoa ở các vùng theo dõi tương đối giống nhau và qua đó khẳng định được chất lượng mật ong ở Thái Nguyên cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu chuẩn FAO/WHO.