Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa

Để biết được các yếu tố của mùa vụ (thời tiết, khí hậu và nguồn hoa) có ảnh hưởng đến việc hình thành các mũ chúa tự nhiên (tần suất xây mũ chúa) trên các đàn ong, chúng tôi tiến hành theo dõi trên 60 đàn ong ở tỉnh Thái Nguyên của hai vụ Thu - Đông năm 2012 và vụ Xuân - Hè năm 2013. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa

(n=60 trong đó: Đại Từ=20, Đồng Hỷ=20, TPTN=20)

Số lần xây mũ chúa Vụ Xuân-Hè (n=60) Vụ Thu-Đông (n=60) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 lần 46 76,67 11 18,33

2 lần 35 58,33 9 15,00

3 lần 26 43,33 6 10,00

4 lần 14 23,33 4 6,67

Từ kết quả ở bảng 3.8 chúng tôi nhận thấy: Vụ Xuân - Hè khi điều kiện thời tiết ấm dần lên, các cây nguồn hoa nở rộ thì ở các đàn ong việc xây mũ chúa để chia đàn diễn ra liên tục. Thời điểm tháng 3 các đàn ong bắt đầu lần lượt xây mũ chúa, qua theo dõi có tới 46/60 đàn xây mũ chúa 01 lần, chiếm 76,67%, chúng tôi tiến hành cắt bỏ các mũ chúa đi thì các đàn ong đó tiếp tục xây và có thêm một số đàn khác; có 35/60 đàn xây mũ chúa 2 lần chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

58,33%, có 26/60 đàn xây mũ chúa 3 lần, các đàn vẫn tiếp tục xây có tới 14/60 đàn xây mũ chúa 4 lần chiếm 23,33%. Qua theo dõi đến thời điểm cuối tháng 3 thì tỷ lệ đàn xây mũ chúa tăng lên, sang đến tháng 4 hầu hết các đàn đều xây mũ chúa, tuy nhiên đến cuối tháng 4 thì tỷ lệ này giảm dần và sang đến cuối tháng 5 thì hầu hết các đàn không có hiện tượng xây mũ chúa nữa.

Vụ Thu - Đông, điều kiện thời tiết mát dần và chưa lạnh, các cây màu hàng năm vụ Thu - Đông cùng với hoa rừng bắt đầu nở đàn ong bắt đầu phát triển trở lại. Thời điểm tháng 9 nhiệt độ đã có phần giảm song vẫn còn nắng nóng, sang đến tháng 10 trời mát, các cây nguồn hoa đã nở, các đàn ong thu lượm, tích lũy nhiều mật phấn và chúng lại bắt đầu có kế hoạch chia đàn. Qua theo dõi cho thấy ở vụ Thu - Đông số đàn ong xây mũ chúa 01 lần là 11 đàn, chiếm 18,33%, sau đó giảm dần, số đàn ong xây mũ chúa 4 lần rất ít có 4/60 đàn chiếm 6,67%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện, 1999 [5]. Qua theo dõi tỷ lệ các đàn xây mũ chúa tăng dần từ đầu tháng 10, lên đỉnh cao là giữa tháng 10 và sau đó tỷ lệ xây mũ chúa giảm dần xuống ở giữa tháng 11 và đến cuối tháng 11 thì hầu như không còn hiện tượng xây mũ chúa.

Qua theo dõi so sánh các yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến tần xuất xây mũ chúa của các đàn ong chúng tôi thấy rằng ở vụ Xuân-Hè các đàn ong có tần xuất xây mũ chúa mạnh hơn nhiều so với vụ Thu-Đông, xu hướng chia đàn diễn ra liên tục với cường độ cao, cứ sau 1 tuần kiểm tra theo dõi (7 ngày) chúng tôi đã cắt bỏ hết mũ chúa mới xây thì đàn ong tiếp tục xây mũ mới để chuẩn bị chia đàn. Do thời điểm vụ Xuân-Hè nguồn mật hoa nhiều (vải, nhãn...), thời tiết nắng ấm phù hợp cho đàn ong phát triển, quân đông do vậy theo quy luật đàn ong có xu thế xây mũ chúa để chia đàn nhiều. Còn ở vụ Thu-Đông cây nguồn mật ít hơn và chủ yếu là nguồn phấn nên xu hướng xây mũ chúa để chia đàn thấp hơn. Qua theo dõi cho thấy yếu tố mùa vụ tác động rất lớn đến tỷ lệ xây mũ và tần xuất xây mũ chúa của các đàn ong mật Apis cerana. Điều đó được thể hiện các biểu đồ 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của mùa vụ đến tần xuất xây mũ chúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội sinh và ngoại cảnh tới khả năng phát triển của đàn ong mật Apis Cerana nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)