1.2.1. Các nhân tố tác động bên ngoài
Trong bất cứ một nền kinh tế thị trường nào, những thay đổi đều mang tính liên tục và năng động. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là yếu tố quan trọng trong những thay đổi nhưng bản thân ngân hàng lại chịu sự ảnh hưởng bởi mức độ xuất hiện các cơ hội tốt như khuôn khổ pháp luật, những thay đổi trong công nghệ thông
tin, những thay đổi đó có thể làm giảm chi phí và đưa ra những phương thức phân phối mới. Thay đổi môi trường hoạt động đã khuyến khích các tổ chức lựa chọn cấu trúc phù hợp nhằm nâng cao khả năng khám phá những cơ hội mới. Và Marketing là sự đóng góp cho những nổ lực đó đang được phát triển tại các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính.
Ngày nay, ngành công nghiệp ngân hàng có khuynh hướng quốc tế hóa. Sự thâm nhập lẫn nhau vào các thị trường của các nhà cạnh tranh nước ngoài ngày càng tăng, hệ quả của nó là dẫn đến sự cạnh tranh với các ngân hàng địa phương.
Các công nghệ mới ra đời đã có những ảnh hưởng lớn đối với lĩnh vực công nghiệp ngân hàng, nhất là đối với quá trình tự động hóa hoạt động ngân hàng như việc đưa vào sử dụng các thẻ nhựa thanh toán, các máy trả tiền tự động, máy rút tiền mặt… Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho các ngân hàng ở các nước công nghiệp hóa có một lợi thế vô cùng to lớn, họ đã thiết lập và sử dụng được một mạng lưới toàn cầu và các phương tiện giao tiếp tiên tiến.
Đồng thời sự cạnh tranh còn tăng lên trong cả hoạt động phục vụ các khách hàng cá nhân. Các “hệ thống quản lý tiền mặt” được lập ra để thu hút số tiền gửi lớn càng làm phức tạp thêm hoạt động ngân hàng, cạnh tranh trong lĩnh vực cá nhân cũng tăng lên. Các công ty sử dụng các loại thẻ tín dụng thông qua các ngân hàng đã cấp các khoản tín dụng rẻ hơn; các cửa hàng đã cung ứng cho khách hàng những khoản tín dụng tự động, các công ty tài chính tín dụng cấp các khoản tín dụng thế chấp tài sản …
Sự cạnh tranh tăng lên không ngừng buộc các ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ mới để thu hút khách hàng, từ đó chiến lược Marketing đã được vận dụng giúp ngân hàng thỏa mãn khách hàng bằng cách đưa ra các sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Tại sao việc thỏa mãn được khách hàng lại có ý nghĩa quan trọng như vậy? Câu trả lời đó là vì một khi khách hàng hài lòng, họ sẽ tiếp tục sử dụng thêm, trung thành hơn, tuyên truyền có lợi cho sản phẩm, ít chú ý tới các sản phẩm cạnh tranh và các quảng cáo khác, ít nhạy cảm về sự thay đổi về giá hơn, …
Thực tế đã chứng minh sự hài lòng của khách hàng không chỉ mang lại lợi ích nhất thời mà là con đường tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng lâu dài cho ngân hàng. Vì thế Marketing ngân hàng là thật sự cần thiết.
1.2.2. Các nhân tố tác động bên trong
Đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, cho dù là lĩnh vực hoạt động đặc thù nhưng để tồn tại và phát triển hoạt động của mình, tìm kiếm các lợi ích trên thị trường, các ngân hàng thương mại chắc chắn phải tiếp cận với thị trường để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng nhằm đưa ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với chất lượng cao.
Hiện nay, lĩnh vực hoạt động ngân hàng Việt Nam đã thật sự phát triển. Hệ thống ngân hàng từng bước đầu tư hiện đại hệ thống thanh toán, đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường khả năng cạnh tranh; đồng thời từng bước mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài mở Chi nhánh, văn phòng tại Việt Nam và mở rộng phạm vi lĩnh vực hoạt động của các Chi nhánh này phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Sự cạnh tranh rồi đây sẽ trở nên rất gay gắt và theo quy luật thị trường, bản thân ngân hàng cũng sẽ bị đào thải nếu không theo kịp thời đại. ngân hàng không thể hoạt động không có thị trường và không có khách hàng. Hoạt động ngân hàng không cho phép chúng ta ngồi một chỗ và chờ đợi khách hàng tìm đến mình. Phải củng cố và chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị ngân hàng là vấn đề quyết định sự tồn tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thật ra, gần đây Marketing ngân hàng đã len lỏi vào các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng vấn đề là ở chỗ hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức và do đó hiệu quả kinh tế của việc khảo sát, nghiên cứu thị trường của các ngân hàng thương mại đem lại chưa tương xứng với khả năng thị trường có thể đem lại cho ngân hàng. Trong khi đó để có khả năng giành một chỗ đứng trên thị trường thì công tác này đòi hỏi có tính hệ thống rất cao. Chỉ có tính hệ thống mới giúp ngân hàng hiểu rõ về nhu cầu thị trường về những gì khách hàng đang mong chờ ở ngân hàng.
Marketing trong kinh doanh ngân hàng đã trở thành một phương thức mới, một công cụ đắc lực đối với các nhà quản trị ngân hàng. Nhờ Marketing người quản trị có thể nhạy bén đón bắt cơ hội kinh doanh, tránh rủi ro của thị trường. Từ đó hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ phát triển hưng thịnh. Do vậy Marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
1.2.3. Những thách thức mà các Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian gần đây gần đây
Thị phần của các Ngân hàng ngày càng bị thu hẹp do các nguyên nhân: Sự xuất hiện ồ ạt Ngân hàng mới:
- Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài: Hiện tại, chỉ có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC), Standard Chartered (Anh), ANZ (Úc-New Zealand), Shinhan (Hàn Quốc), Hong Leong Bank của Malaysia) hoạt động tại Việt Nam. Dù thị phần của khối ngân hàng này còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ, nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm
Bên cạnh lợi thế về vốn, sản phẩm và năng lực quản lý cao, họ còn có các đối tác toàn cầu chuyên nghiệp nên sẽ có những bước đi táo bạo nhằm chinh phục thị trường. Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, những sản phẩm tín dụng đa dạng, thủ tục nhanh gọn...là những yếu tố của các ngân hàng ngoại đã thu hút được khá đông người tiêu dùng Việt Nam.
- Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước: Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10.2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần). Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Sự vươn ra khỏi biên giới của các Ngân hàng lớn (sự toàn cầu hóa), đặc biệt là các Ngân hàng phương Tây, Mỹ, Nhật bản
Sự xuất hiện của nhiều tổ chức phi chính phủ Ngân hàng, các ngân hàng phải đối phó với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản.
Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế
Sự tiến bộ vượt bậc của KHCN, đòi hỏi các ngân hàng phải hiện đại hóa công nghệ của mình
Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường xuyên xảy ra làm cho nền kinh tế thế giới đầy biến động
Nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và thường xuyên biến đổi.
Nhiều chiến lược cạnh tranh mới ra đời : cạnh tranh theo quy mô (sáp nhập, hợp nhất), cạnh tranh về công nghệ…
Những thách thức trên đây đã làm cho hoạt động Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trên thực tế nhiều Ngân hàng do còn duy trì phương thức kinh doanh lạc hậu đã đi tới phá sản hoặc kinh doanh kém hiệu quả phải sáp nhập, hợp nhất với các Ngân hàng khác hoặc bị các tổ chức tài chính lớn mua lại. Ngay như các cường quốc Ngân hàng là Mỹ và các nước Tây Âu cũng có những sự đổ vỡ, xáo trộn trong hệ thống Ngân hàng. Một cường quốc như Nhật Bản, các Ngân hàng cũng không tranh khỏi được điều này, cụ thể Ngân hàng Dalwa bank đã bị sụp đổ cuối năm 1999, Ngân hàng Lippow cũng bị phá sản vào đầu năm….hai Ngân hàng là Bank of Tokyo và Missubishi do kinh doanh kém hiệu quả nên đã tiến hành sáp nhập với nhau. Đặc biệt ba Ngân hàng lớn của Nhật Bản là Daiichi Kangyo Bank, Fuji bank và Unduztrial Bank đang có kế hoạch hợp nhất với nhau thành một siêu Ngân hàng có tên gọi là Mizuho Holding Group nhằm tăng cường sức mạnh trên toàn cầu.
Từ những thực tế này buộc các Ngân hàng phải tiến hành hiện đại hóa phương thức kinh doanh của mình và hơn bao giờ hết Marketing trở thành công cụ cực kỳ quan trọng trong kinh doanh Ngân hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
MARKETING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Khánh Hòa 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh hòa là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Trụ sở chính: 35 đường 2/4, Phường Vạn Thắng, Nha Trang, Khánh Hoà. Tên bằng tiếng Anh của Ngân hàng: “BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM – KHANH HOA BRANCH”.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc tỉnh Phú Khánh. Từ đó đến nay phù hợp với sự phát triển chung của Ngân hàng ĐT&PT, Chi nhánh được lần lượt mang những tên:
- Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hoà.
Những năm 1976 - 1994 Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật và huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.
Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách cục đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng Thương mại. Mặc dù chuyển sang hoạt động kinh doanh chậm hơn so với các ngân hàng Thương mại Nhà nước khác, đội ngũ cán bộ rất mỏng với 21 người (trong đó 5 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 23,8% tổng số cán bộ), chưa có kinh nghiệm quản lý kinh doanh nhưng bằng nỗ lực cố gắng tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh
đã từng bước khắc phục khó khăn và đi lên vững chắc, khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Sau 5 năm hoạt động (1995-1999), nguồn vốn huy động tăng trưởng gấp 3,5 lần ( tăng từ 71,5 tỷ lên 253,4 tỷ), dư nợ tăng trưởng gấp 4,3 lần.
Từ năm 1998, ngoài các dịch vụ thanh toán trong nước, Chi nhánh còn được ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho phép thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp. Với những thành tích đã đạt được trong hoạt động, Chi nhánh đã được Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tặng giấy khen về công tác huy động vốn. Về thành tích kinh doanh thì được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen các năm 1995, 1997, 1999 và tặng cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu khối thi đua ngành ngân hàng các năm 1996, 1998. Đặc biệt, kết quả trên đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng phần thưởng cao qu ý là Huân chương lao động hạng ba trao tặng năm 1999.
Từ năm 2001, cùng toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện đề án tái cơ cấu, Chi nhánh vừa tiếp tục tăng trưởng các mặt hoạt động, tự cân đối được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh vừa thực hiện cơ cấu nguồn vốn huy động, cơ cấu lại nợ theo hướng tăng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ có tài sản đảm bảo. Chi nhánh đã nỗ lực và hoàn thành tương đối tốt trong việc thực hiện các chỉ tiêu TW đề ra.
Từ năm 2005, dưới sự chỉ đạo của BIDV nhằm triển khai thực hiện dự án TA (các chương trình liên kết kỹ thuật nhằm hỗ trợ tái cơ cấu BIDV do ASEM hỗ trợ dưới sự quản lý của Ngân hàng thế giới), Chi nhánh đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình như một kênh phân phối bán hàng cho hội sở chính.
Bên cạnh việc thực hiện xuất sắc các chỉ tiêu TW giao cho, BIDV Khánh Hòa còn đạt được nhiều thành tích nổi trội trong các hoạt động thể thao. Nhiều năm liền đứng ở vị trí cao nhất trong phong trào thể dục, thể thao các Chi nhánh của BIDV khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Điều đó chứng tỏ nỗ lực của Ngân hàng trong việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Cán bộ công nhân viên.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế, cá nhân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn, tranh thủ nguồn vốn huy động có chi phí rẻ như nguồn vốn tài trợ của Trung Ương hay của nước ngoài. Đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hòa.
- Đầu tư thông qua hình thức góp vốn cổ phần, hoặc cùng các ngân hàng khác thực hiện đầu tư liên ngân hàng.
- Cho vay: Cho vay ngắn, trung, dài hạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay theo chỉ định của chính phủ, cho vay tiêu dùng đối với CBCNV.
- Thanh toán trong và ngoài nước.
- Thấu chi, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.
- Dịch vụ ngân hàng: nhận kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương, mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch.
- Các dịch vụ khác: tư vấn đầu tư, ngân hàng tại nhà, nhận gửi tài sản quý hiếm, chứng từ có giá.
- Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của Nhà nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký.
- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nắm bắt và đáp ứng kịp thời các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng TW về quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với khách hàng.
- Quản lý tốt cán bộ theo đúng chính sach, chế độ của Nhà nước; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời đại.