Những thách thức mà các Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh khánh hòa (Trang 34 - 36)

gần đây

 Thị phần của các Ngân hàng ngày càng bị thu hẹp do các nguyên nhân:  Sự xuất hiện ồ ạt Ngân hàng mới:

- Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài: Hiện tại, chỉ có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC), Standard Chartered (Anh), ANZ (Úc-New Zealand), Shinhan (Hàn Quốc), Hong Leong Bank của Malaysia) hoạt động tại Việt Nam. Dù thị phần của khối ngân hàng này còn khiêm tốn, nhưng với ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, công nghệ, nhân sự, họ là những đối thủ đáng gờm

Bên cạnh lợi thế về vốn, sản phẩm và năng lực quản lý cao, họ còn có các đối tác toàn cầu chuyên nghiệp nên sẽ có những bước đi táo bạo nhằm chinh phục thị trường. Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, những sản phẩm tín dụng đa dạng, thủ tục nhanh gọn...là những yếu tố của các ngân hàng ngoại đã thu hút được khá đông người tiêu dùng Việt Nam.

- Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước: Trong gần 20 năm qua, số lượng ngân hàng trong nước đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ 9 ngân hàng (1991), đến tháng 10.2009, thị trường có tổng cộng 43 ngân hàng nội địa (3 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần). Các ngân hàng này đang không ngừng phát triển cả về quy mô tài sản lẫn vốn điều lệ. Tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tính đến năm 2008 đã đạt 1,7 triệu tỉ đồng. Và các ngân hàng cũng đang tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng số vốn tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Sự vươn ra khỏi biên giới của các Ngân hàng lớn (sự toàn cầu hóa), đặc biệt là các Ngân hàng phương Tây, Mỹ, Nhật bản

 Sự xuất hiện của nhiều tổ chức phi chính phủ Ngân hàng, các ngân hàng phải đối phó với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản.

 Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế

 Sự tiến bộ vượt bậc của KHCN, đòi hỏi các ngân hàng phải hiện đại hóa công nghệ của mình

 Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường xuyên xảy ra làm cho nền kinh tế thế giới đầy biến động

 Nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và thường xuyên biến đổi.

 Nhiều chiến lược cạnh tranh mới ra đời : cạnh tranh theo quy mô (sáp nhập, hợp nhất), cạnh tranh về công nghệ…

Những thách thức trên đây đã làm cho hoạt động Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trên thực tế nhiều Ngân hàng do còn duy trì phương thức kinh doanh lạc hậu đã đi tới phá sản hoặc kinh doanh kém hiệu quả phải sáp nhập, hợp nhất với các Ngân hàng khác hoặc bị các tổ chức tài chính lớn mua lại. Ngay như các cường quốc Ngân hàng là Mỹ và các nước Tây Âu cũng có những sự đổ vỡ, xáo trộn trong hệ thống Ngân hàng. Một cường quốc như Nhật Bản, các Ngân hàng cũng không tranh khỏi được điều này, cụ thể Ngân hàng Dalwa bank đã bị sụp đổ cuối năm 1999, Ngân hàng Lippow cũng bị phá sản vào đầu năm….hai Ngân hàng là Bank of Tokyo và Missubishi do kinh doanh kém hiệu quả nên đã tiến hành sáp nhập với nhau. Đặc biệt ba Ngân hàng lớn của Nhật Bản là Daiichi Kangyo Bank, Fuji bank và Unduztrial Bank đang có kế hoạch hợp nhất với nhau thành một siêu Ngân hàng có tên gọi là Mizuho Holding Group nhằm tăng cường sức mạnh trên toàn cầu.

Từ những thực tế này buộc các Ngân hàng phải tiến hành hiện đại hóa phương thức kinh doanh của mình và hơn bao giờ hết Marketing trở thành công cụ cực kỳ quan trọng trong kinh doanh Ngân hàng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh khánh hòa (Trang 34 - 36)