Năm 1770, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thám hiểm lục địa New Holland, James Cook đã đặt tên cho vùng đất này là New South Wales. Ngày 22/8/1770, James Cook đã kéo cờ Anh tuyên bố chủ quyền của Hoàng đế George III Anh tại New South Wales. Từ những ghi chép của Cook, chính quyền Anh bắt đầu quan tâm đến vùng đất phương nam xa xôi và nhiều cuộc tranh luận về khả năng định cư tại Úc sau khi Bắc Mỹ giành độc lập.
Trong khi các thuộc địa Bắc Mỹ giành độc lập, hệ thống nhà tù ở Anh trở nên quá tải, nhiều phương án được đưa ra, và vị trí địa lý cách trở, biệt lập của Úc được chính quyền Anh chọn làm nhà tù mới để lưu đày các tù nhân trọng tội.Năm 1787, Chính phủ Anh ra quyết định thành lập khu thuộc địa hình sự New South Wales. Thuyền trưởng Arthur Philip đượcc chỉ định làm toàn quyền đầu tiên của New South Wales trải từ bờ lục địa phía Đơng tới hết kinh tuyến 135 độ Đông. Thành phần người Anh đến định cư tại Úc thời gian đầu chủ yếu là tù nhân, bên cạnh các quan chức, binh lính và thân nhân của họ. Mục đích ban đầu của khu thuộc địa hình sự New South Wales chỉ là nơi lưu đày những phạm nhân cần cách ly khỏi xã hội. Trong suốt 30 năm đầu, khơng có một kế hoạch phát triển kinh tế thương mại hay công nghiệp nào, chủ yếu chỉ là kiểm soát số tù nhân lưu đày từ Anh qua. Vấn đề chính là đảm bảo cho sự tồn tại của tù nhân, binh lính và quan chức, khơng phải là mở rộng khai thác hay sản xuất chăn ni. Vì vậy việc sử dụng lao động sản xuất của cải đảm bảo cuộc sống của tù nhân còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng các nhu yếu phẩm cần thiết. Từ thập niên 1820, sự phát hiện các đồng cỏ phục vụ chăn ni cừu đã làm thay đổi hồn tồn tình hình phát triển kinh tế thuộc địa. Các vùng đất khai thác được mở rộng, Van Diemen’s land, Queensland, Tây Úc, Nam Úc và Victoria lần lượt ra đời. Giai đoạn 1788 – 1820, đứng đầu bộ máy chính quyền
thuộc địa mang tính chất quân sự là thống đốc do Chính phủ Anh chỉ định có quyền hành cao nhất, đại diện chính quyền Anh giải quyết các vấn đề nảy sinh tại thuộc địa, đồng thời là người đứng đầu hệ thống luật pháp quân sự cũng như dân sự. Thống đốc có quyền cắt cử bộ máy quan lại, quyết định các hình thức xử phạt, trơng coi phát triển kinh tế, chia cắt đất cho dân và phân phối công cụ lao động – gia súc từ Anh qua. Các cơ quan quân đội, cảnh sát, toà án được thiết lập để hỗ trợ chính quyền thuộc địa quản lý tù nhân, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, mở rộng thuộc địa. Tóm lại, thống đốc là người nắm quyền lực cao nhất trong bộ máy tổ chức chính quyền đại diện Anh tại các thuộc địa lúc này.
Năm 1820, Anh tu chỉnh Hiến pháp, những nhà cầm quyền tại thuộc địa cũng có khuynh hướng tự do hố bộ máy chính quyền thuộc địa. Hơn nữa, những người di dân tự do từ Anh đến định cư tại Úc cũng địi hỏi phải có một Chính phủ tự trị độc lập để họ có những quyền và nghĩa vụ như những cơng dân của Anh, từ đó dẫn tới nhu cầu phải thay đổi tính chất của bộ máy chính quyền tại các thuộc địa, thay đổi cách thức tổ chức chính quyền tại các khu thuộc địa. Những thay đổi về chính quyền manh nha từ bản báo cáo của phái đoán do Bigge dẫn đầu sang Úc nghiên cứu tình hình, gửi về Chính phủ Anh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc những người di dân tự do đến định cư tại Úc muốn lấy mơ hình tổ chức chính quyền ở Anh làm chuẩn mực, họ địi hỏi một hội đồng lập pháp, tồ án và bồi thẩm đồn riêng. Trên cơ sở đó, tháng 5/1823, Quốc hội Anh thơng qua đạo luật New South Wales, quy định về việc thành lập Hội đồng lập pháp mang tính tư vấn tại thuộc địa New South Wales với thành phần 5 đến 7 người, trong đó 4 người là quan chức Chính phủ Anh. Việc này đã làm giảm đáng kể quyền lực của thống đốc. Vì các thành viên của hội đồng lập pháp được bổ nhiệm nên các cuộc đấu tranh địi cải cách, phải thơng qua bầu cử vẫn tiếp tục diễn ra. Đến năm 1842, Chính phủ Anh thơng qua đạo luật quy định tăng thành phần của hội đồng lập pháp lên 36 người, trong đó, 24 người được bầu bởi nam giới đủ 21 tuổi trở lên, có sở hữu đất đai trị giá 200 bảng Anh trở lên và có dịng máu Anh hoặc sinh ra tại Anh; 12 người được bổ nhiệm bởi nhà vua/nữ hoàng Anh.
Năm 1850, tổ chức chính quyền thuộc địa tiếp tục thay đổi. Đạo luật thành lập các Chính phủ thuộc địa Úc do Bộ Thuộc địa Anh đề xuất được thơng qua, các thuộc địa mới có quyền tách khỏi New South Wales để thành lập hội đồng lập pháp, Chính phủ tự quản và soạn thảo Hiến pháp riêng. Trong nửa sau thế kỷ XIX, diễn ra xu hướng cải cách bầu cử và các vấn đề dân chủ, dẫn đến những thay đổi mang tính hiến pháp tại Úc, bao gồm: sự gia tăng quyền lực cho các Chính phủ tự quản, sự lớn mạnh của các cơ quan dân biểu thay cho các đại biểu được bổ nhiệm bởi chính quyền Anh, và sự gia tăng trách nhiệm báo cáo của Chính phủ tự quản với Hội đồng lập pháp nhiều hơn, thay vì trước nhà vua/nữ hồng Anh như trước đây. Cho đến nửa sau thế kỷ XIX, hầu hết những người sinh sống tại Úc chủ yếu vẫn là người gốc
Anh, cơ chế cơ quan đại diện của Chính phủ Anh tại các thuộc địa Úc cũng kém hiệu quả vì vị trí địa lý cách trở, vì vậy, tính chất sự cai trị của Anh ở các thuộc địa Úc khác hoàn toàn với chế độ trực trị của Anh tại các thuộc địa khác, và do đó các thuộc địa Úc được trao quyền thành lập Chính phủ tự quản. Tổ chức chính quyền ở các thuộc địa Úc được mô phỏng theo cơ cấu tổ chức chính quyền Anh với hệ thống tam quyền phân lập, lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp thuộc về tồ án. Cả 6 thuộc địa tại Úc thời kỳ này áp dụng mơ hình Westminster trong tổ chức chính quyền. Theo đó, đứng đầu mỗi thuộc địa là một thủ hiến bên cạnh đó là Quốc hội lưỡng viện, trong đó thành viên Thượng viện do chỉ định, cịn thành viên Hạ viện được bầu lên theo hình thức biểu quyết, từ những năm 1850-1870 là theo hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng cử tri cịn hạn chế do dân cư ít, cũng như do các quy định thành phần dân cư được tham gia bầu cử. Sự phân biệt giới tính và chủng tộc cịn tồn tại khi thổ dân và phụ nữ vẫn không được tham gia bầu cử.
Ngồi tổ chức chính quyền ở các thuộc địa, việc quản lý chung các thuộc địa vẫn nằm dưới quyền của một thống đốc – đại diện của chính quyền Anh tại Úc. Ở New South Wales, các thống đốc có trách nhiệm đưa vào hiệu lực của Đạo luật và Luật chung của Anh. Lúc đầu, những người mới đến chỉ bao gồm những người bị kết án, những người bảo vệ quân đội của họ và các quan chức được phái đến để quản lý thuộc địa. Trong những tuần đầu tiên sau khi người Anh đến, hầu hết các vấn đề pháp lý phát sinh có tính chất hình sự, và đã bị xử lý theo luật pháp quân sự; nhưng một đạo luật cấu thành Tòa án tư pháp hình sự ở NSW đã được Quốc hội Hồng gia thơng qua vào năm 1787 và và Hiến chương Tư pháp đầu tiên cho New South Wales được ban hành theo Thư Bằng sáng chế ngày 2 tháng 4 năm 1787, để tạo thành Tòa án Thẩm quyền Dân sự. Vào ngày 11 tháng 2 năm 1788, tòa án pháp luật đầu tiên ở Úc thuộc địa đã họp, với ba sĩ quan hải quân và ba lính thủy đánh bộ với thẩm phán Advocate Collins là thành viên của tòa án. Ban đầu, Thống đốc Phillip, Trung úy Ross và thẩm phán biện hộ David Collins đóng vai trị là thẩm phán hịa giải. Phillip sau đó đã được trao quyền bổ nhiệm các thẩm phán hòa giải bổ sung. Giống như người đồng nhiệm Anh ngữ, các thẩm phán hòa giải, hoặc thẩm phán, tiến hành cả hai cơng tác tư pháp và hành chính.
Khác với cơ cấu tổ chức chính quyền ở các thuộc địa khác của Anh – nơi dân cư sinh sống chủ yếu là người bản địa, vốn đã tồn tại bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chế phương Đông, người Anh chủ yếu nắm giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy cai trị, cịn lại vẫn sử dụng bộ phận quan lại địa phương bên cạnh hệ thống chính quyền trực trị Anh để nắm được dân cư; mơ hình tổ chức chính quyền các thuộc địa Anh ở Úc dù mang tính chất hình sự như thời kỳ đầu hay theo mơ hình tam quyền phân lập ở nửa sau thế kỷ XIX đều là mơ hình tổ chức chính quyền của người Anh tổ chức, lần đầu tiên hiện hữu Nhà nước, khơng có các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền theo quy mơ phong trào giải phóng dân tộc như ở các thuộc địa
khác của Anh, dân cư sinh sống chủ yếu không phải người bản địa mà là người gốc Anh, của đế chế Anh. Vì vậy, tại vùng đất mới, dù sinh ra tại Úc hay tại Anh, hầu hết cư dân tại các thuộc địa Anh ở Úc đều quen với thể chế dân chủ trong nền quân chủ lập hiến, đều nhận thức rất rõ những quyền và nghĩa vụ công dân mà họ phải thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hình thành bộ máy tổ chức chính quyền ổn định theo mơ hình tổ chức chính quyền tại Anh, trở thành tiền thân cho mơ hình tổ chức chính quyền của Úc sau ngày thành lập Liên bang (01/01/1901) – ngày Thống đốc được thay thế bằng tên gọi Tổng Tồn quyền, cịn các tiểu bang và vùng lãnh thổ có cơ cấu tổ chức Quốc hội – Chính phủ bên cạnh một thủ hiến đứng đầu.
Như vậy, trước khi hình thành các tiểu bang – thuộc địa (1788-1850), mọi luật lệ hoàn toàn áp dụng theo hệ thống luật pháp Anh và mọi công việc điều hành quản lý do viên Toàn quyền thay mặt Nữ hoàng Anh thực hiện. Từ 1850-1901 – đầu thế kỉ XX phát triển kinh tế nhanh chóng làm biến đổi thành phần dân cư và xuất hiện tầng lớp thượng lưu xã hội (quý tộc, tư sản, chủ trang trại, quan chức cao cấp, thương nhân giàu có,...) địi hỏi phải có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, hoàn chỉnh vừa bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp này, vừa quản lý được xã hội và kích thích sản xuất phát triển. Trong điều kiện khách quan mới, hệ thống quyền lực mới “bán hoàn chỉnh” ra đời (cơ quan hành pháp do Thống đốc đứng đầu, Hội đồng Lập pháp thuộc địa dân chủ gián tiếp ít ỏi); các dấu hiệu của chế độ dân chủ-tự do xuất hiện (quyền bầu cử, quyền thành lập các chính đảng...). Vào cuối thế kỷ XIX, sự bùng nổ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Úc đưa đến sự thay đổi mạnh mẽ về chất, lực lượng sản xuất, sự lớn mạnh tâm lý chủ nghĩa dân tộc Úc và nguy cơ an ninh chính trị là những nhân tố quyết định đưa đến sự hình thành một cơ chế lập pháp thống nhất và hoàn chỉnh – sự ra đời của Hiến pháp liên bang (tháng 7 năm 1900): quy định chặt chẽ cấu trúc, chức năng hoạt động của Nghị viện lưỡng viện, cơ quan hành pháp và các đảng phi chính trị Việc hợp nhất các tiểu bang hoàn toàn do nhu cầu phát triển xã hội và trên tinh thần tự nguyện, do đó quyền tự trị của mỗi tiểu bang được khẳng định một cách bình đẳng, cơng bằng.