Thượng viện là nơi thể hiện chức năng giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ, giám sát Chính phủ do cơ quan này ít chịu ảnh hưởng từ Chính phủ so với Hạ viện.
Thượng viện cũng có các uỷ ban thường trực để điều khiển cơng việc chung và quan tâm đến sự phối hợp, giảm bớt chồng chéo giữa các cơ quan của hai viện. Trong các uỷ ban của Thượng viện liên bang Úc, Uỷ ban Ngân sách có quyền lực nhất vì quyết định dự tốn ngân sách có tiếp tục được gửi tới các uỷ ban thường trực khác hay không. Sự phát triển của các uỷ ban thường trực và uỷ ban đặc biệt đã làm gia tăng vai trị của nghị viện trong q trình lập pháp cũng như giám sát Chính phủ - các cơ quan tổ chức bộ máy hình chính khác.
Thượng viện còn được gọi là Thượng nghị viện/Viện nguyên lão và chức năng chính của nó là xem xét các dự luật. So với Hạ viện, cấu trúc của Thượng viện được thiết kế để mang lại sự bình đẳng giữa các tiểu bang Úc. Mỗi Bang được đại diện như nhau bởi mười hai Thượng nghị sĩ, ngăn các bang nhỏ hơn bị áp đảo bởi những bang đông dân hơn. Theo cùng một cách mà đa số phiếu bầu từ người dân ở đa số các bang, được yêu cầu thay đổi Hiến pháp, việc đưa ra luật mới cũng cần phải có sự chấp thuận tương tự. Thượng viện có số nghị sĩ ít hơn nhiều so với Hạ viện. Các thượng nghị sĩ được bầu lên từ các bang và đại diện lợi ích của các bang, trong khi các hạ nghị sĩ được bầu lên từ tỷ lệ dân cư của các bang và đại diện lợi ích của cư dân các bang. Các bang không kể lớn nhỏ đều được bầu 12 đại biểu, các vùng lãnh thổ được bầu mỗi nơi 2 đại biểu. Tổng số nghị sĩ của thượng viện Úc là 76. Thượng viện hoạt động với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm thì bầu lại một nửa số đại biểu thượng viện. Phương pháp bầu cử thượng viện được áp dụng phổ biến tại Úc gọi là “lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng”. Theo đó, cả nước được chia thành các đơn vị bầu cử đa đại diện, mỗi đơn vị được bầu 2 đại biểu (đối với vùng lãnh thổ) hoặc 12 đại biểu (đối với bang), các đảng có thể đưa ra ứng cử viên mà họ nghĩ là có thể giành được ghế tại đơn vị bầu cử. Khi đi bầu, cử tri thể hiện sự u thích của mình với các ứng viên theo thứ tự bằng cách đánh dấu thứ tự ưu tiên của họ cho các ứng cử viên theo số từ 1 đến 12. Toàn bộ số phiếu sẽ được đếm, sau đó, người ta sẽ dùng con số tổng của các lá phiếu chia cho số ghế trong đơn vị bầu cử để cho ra số hạn ngạch. Để giành được thắng lợi (được bầu), các ứng viên phải giành được một tỉ lệ phiếu (số phiếu hạn ngạch tối thiểu) nhất định. Sau khi những ưu tiên số 1 được đếm xong, nếu khơng có ứng cử viên nào giành được số hạn ngạch trên, người có số phiếu thấp nhất bị loại bỏ, số phiếu của người đó sẽ được phân bổ lại cho các ứng cử viên còn lại theo sự lựa chọn là ưu tiên số 2. Qúa trình tiếp tục đến khi tất cả các ghế của đơn vị bầu cử được lấp đầy. Những thứ tự yêu thích của cử tri đều được tính đến để tránh lãng phí những phiếu bầu vượt quá chỉ tiêu. Hệ thống
này được dùng để bầu Thượng viện liên bang và thượng viện hầu hết các bang từ năm 1907 đến nay. Cách tính tốn phức tạp đảm bảo các ghế đại biểu được bầu tỉ lệ với số phiếu bầu của mỗi nhóm ứng cử viên.