Quyền hạn, nhiệm vụ Chính phủ

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 45 - 46)

Quyền hành pháp của Chính phủ được Hiến pháp trao cho vị Thống đốc Toàn quyền đại diện của Nữ hoàng Anh Quốc (cũng là Nữ hoàng Úc). Đảng nào được đa số ghế tại Hạ nghị viện sẽ thành lập nội các Chính phủ với số đại biểu của đảng tại cả hai viện (Hạ nghị viện và Thượng nghị viện), theo truyền thống Thủ tướng là đại biểu của đảng đó tại Hạ nghị viện. Nếu khơng đủ đa số ghế trong Hạ nghị viện, Chính phủ phải đề nghị Thống đốc Tồn quyền chấp thuận cho mở tổng tuyển cử hoặc phải từ chức. Mỗi bộ trưởng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc điều hành bộ, đơi khi cịn chung trách nhiệm trước Quốc hội với một số bộ trưởng khác có liên quan. Việc sáp nhập bộ với nhau cuối thế kỷ XX đã đưa tới sự bổ nhiệm bộ trưởng một bộ và sự hỗ trợ của nhiều bộ trưởng khác trong cùng bộ đó.

Nội các là uỷ ban các nhà chính trị cấp cao, có trách nhiệm vạch ra chính sách của Chính phủ. Đây là bộ phận trung tâm, hạt nhân quyền lực, vừa đề xuất sáng kiến cho Chính phủ vừa kiểm sốt nền hành chính. Nội các hoạt động dựa trên nguyên tắc tập thể, trong đó các Bộ trưởng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm một cách bình đẳng.

Sau mỗi cuộc bầu cử, các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng cầm quyền tức đảng chiếm được đa số ghế trong Hạ viện (ngoài lãnh tụ đảng đã trở thành Thủ tướng) sẽ trở thành thành viên của Nội các – nơi các quyết định quan trọng như việc đưa quân đội Úc tham chiến tại Việt Nam thực sự diễn ra.

Các uỷ ban của Nội các được thành lập nhằm làm giảm bớt gánh nặng công việc cho Nội các. Các uỷ ban này được thiết lập từ dưới thời Whitlam và tiếp tục duy trì dưới thời các Chính phủ kế tiếp sau đó. Năm 1994, Chính phủ Úc có 8 uỷ ban Nội các, bao gồm 4 uỷ ban điều phối (Uỷ ban Giám sát ngân sách, Uỷ ban Thu nhập, Uỷ ban Công tác Quốc hội, Uỷ ban chiến lược lập pháp), 2 uỷ ban chức năng (Uỷ ban Chính sách chung, Uỷ ban An ninh), 2 uỷ ban đặc biệt (Uỷ ban Chính sách xã hội, Uỷ ban điều chỉnh cơ cấu thương mại). Sức ảnh hưởng của các uỷ ban khơng ngang bằng nhau, nó phụ thuộc số lượng thành viên của uỷ ban là các nhân vật cao cấp, cũng như phụ thuộc chức năng của uỷ ban đó.

Ở Úc cịn có các Ombudsman (cơ quan thanh tra nhân dân) là tổ chức quyền lực nằm trong Chính phủ, là đại diện cho nhân dân, có hệ thống từ trung ương đến địa phương, hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước, nhưng độc lập với các cơ quan hành pháp khác, không giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị (quan hệ quyền lực). Cơ quan này giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến vấn đề cơ quan công quyền xâm hại quyền của công dân trên tất cả các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, tranh chấp trong các tai nạn giao thông, thực hiện các chế độ với phạm nhân trong trại giam, những vấn đề thuộc đời sống cộng đồng, bảo vệ nhân chứng khỏi trù dập, v.v. nhằm bảo vệ miễn phí quyền lợi của công dân khi quan hệ giữa cơ quan hành pháp và công dân không giải quyết được. Trên cơ sở khiếu nại, tố cáo của công dân, Ombudsman tiến hành tập hợp nhân chứng, thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra đối với cơ quan hành pháp liên quan, đưa ra kiến nghị báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là nghị viện để xem xét giải quyết. Ở Úc, Ombudsman có quyền khai thác thông tin của tất cả cơ quan nhà nước trừ những vấn đề chính trị (quan hệ quyền lực), có quyền trừng phạt theo luật định với những cơ quan từ chối cung cấp thông tin. Obmudsman liên bang Úc chỉ có 140 người, nhưng phải giải quyết trung bình 20000 vụ/năm. Ombudsman bang Victoria chỉ có 30 người phải giải quyết trung bình 16000 vụ/năm. Đa số các kiến nghị Ombudsman gửi đến được các cơ quan công quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)