Mối quan hệ chính quyền địa phương và chính quyền liên bang

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 51 - 52)

Khác hình thái chế độ tản quyền, hình thái phân quyền ở Úc quy định tính đặc thù của mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương. Mối quan hệ này bao gồm sự phân quyền chính trị (các tiểu bang và lãnh thổ có thể làm và thực thi luật về bất kì vấn đề gì liên quan tới tiểu bang và lãnh thổ miễn sao cho đảm bảo sự thống nhất chính sách từ trung ương đến địa phương, và phụ thuộc vào việc cơ quan tư pháp trung ương sẽ góp phần bảo vệ sự phân quyền một cách tốt nhất); phân quyền trong quan hệ kinh tế tài chính (chính quyền địa phương có trách nhiệm hồn thành chỉ tiêu thu thuế, một phần được giữ lại để chi phí cho các cơng việc ở địa phương, trong trường hợp cần thiết, chính quyền trung ương hỗ trợ một khoản tài chính hợp lý cũng như hỗ trợ về mặt kĩ thuật, chuyên gia để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế lớn); phân quyền trong quan hệ xã hội (chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các cấp chính quyền lãnh thổ thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục, y tế, nhà đất, giao thơng, vận tải,...). Nói chung, mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương dựa trên nguyên tắc đồng thuận-hỗ trợ-giúp đỡ và phụ thuộc lẫn nhau.

Như vậy, chính quyền địa phương là đối tượng kiểm sốt của chính quyền trung ương: quyền lực của chính quyền địa phương do Nghị viện ban và hồn tồn có thể bị loại bỏ. Chính quyền địa phương vận hành trong phạm vi môi trường địa phương và quốc gia. Sự can thiệp của chính quyền trung ương là tất yếu khi nó phải chịu trách nhiệm về kinh tế trước cử tri.

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)