Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị liên bang Úc

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 35 - 37)

Khái quát toàn bộ lịch sử hiện thực xã hội loài người từ khi xuất hiện giai cấp đối kháng, chủ nghĩa Marx Lenin đã làm sáng tỏ thực chất mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế: chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế, tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế và chính trị cũng khơng thể khơng chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.

Chính trị là quan hệ về bản chất của các giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích xã hội, dân tộc trong quan hệ với quyền lực nhà nước, trong đó cơ bản nhất và tiên quyết là quan hệ lợi ích kinh tế của những chủ thể chính trị đó – chỉ được giải quyết bởi con đường giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng. Quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể ấy tác động vào các quá trình kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế phát triển theo yêu cầu của các chủ thể. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề quyền lực chính trị sẽ tác động trực tiếp đến động lực của sự phát triển kinh tế. Là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị phản ánh nhu cầu và lợi ích của giai cấp, dân tộc, phản ánh khái quát lợi ích của giai cấp, dân tộc đó. Trong khi phản ánh những yêu cầu kinh tế, chính trị loại bỏ tất cả những gì ngẫu nhiên, khơng ổn định của kinh tế, chỉ phản ánh cái bản chất nhất của đời sống kinh tế, xu hướng chủ đạo nhất trong đời sống kinh tế quyết định tính chất, khuynh hướng, nội dung của nhân tố mang tính chủ đạo trong đời sống kinh tế. Trong khi phản ánh khuynh hướng chủ đạo của kinh tế, chính trị cũng tập trung ý chí, sức lực, hành động của tồn giai cấp, dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền để hiện thực hố khuynh hướng chủ đạo đó, nhằm làm cho chế độ kinh tế chủ đạo giữ vững vị trí thống trị. Chính trị chỉ thực sự là sự biểu hiện tập trung của kinh tế khi chủ thể chính trị có khả năng hình thành hệ thống tri thức khoa học và kỹ nghệ chính trị phù hợp để giác ngộ quần chúng hành động phù hợp với quy luật kinh tế. Luận điểm đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất của chính trị chỉ hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những đòi hỏi khách quan bởi sự phát triển kinh tế. Từ thực trạng của kinh tế, sự liên hệ những lợi ích kinh tế căn bản của các giai tầng khác nhau trong một nền kinh tế mới hình thành chế độ chính trị, thể chế chính trị tương ứng.

Kinh tế được hiểu là toàn bộ lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của một nền kinh tế mà cơ sở của nó là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quản hệ tổ chức, quan hệ sản xuất, quy định bản chất của chế độ chính trị và bản chất của quyền lực nhà nước.

Là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cao, Úc xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng thu nhập GDP tính theo đầu người năm 2012. Úc vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế

hàng năm dù kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Úc là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào các tập đoàn kinh tế khổng lồ. Ở Úc, đặc biệt bị chi phối bởi các tập đồn khai khống khổng lồ. Sự chi phối của các tập đoàn khai khống ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Úc, từng ngày chi phối các quyết sách của Chính phủ.

Úc là một trong những nước công nghiệp mới tiên tiến trên thế giới, với lực lượng lao động chiếm hơn 50% dân số, đa số lao động có trình độ tay nghề cao. Nhiều cán bộ kĩ thuật, quản lý cao cấp, có kinh nghiệm làm việc quốc tế. Mơi trường khoa học phát triển, đầy sáng tạo giúp Úc sản sinh những chuyên gia tầm cỡ thế giới về khoa học kỹ thuật, biết nhiều loại ngôn ngữ, được đào tạo đầy đủ kỹ năng, nên có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Úc là một trung tâm tài chính lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, với một hệ thống tài chính hiện đại, minh bạch; hệ thống viễn thơng bưu chính đạt tiêu chuẩn quốc tế; lực lượng lao động đa ngơn ngữ, có trình độ cao và một hệ thống quy định hợp lý. Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Úc. Nền kinh tế Úc được xếp vào hạng mạnh nhất trên thế giới – cạnh tranh cao, cởi mở, sôi động, linh hoạt, có nền kinh tế công – nơng nghiệp phát triển tăng trưởng bình qn cao hơn các quốc gia cịn lại trong khối G7. Lao động nông nghiệp của Úc chỉ có hơn 400,000 người nhưng đã sản xuất lượng lương thực và vải vóc đủ ni 77 triệu người. Đây là một kỷ lục cả Hoa Kỳ cũng không thể sánh bằng. Úc là một trong số ít quốc gia của OECD khơng cịn khoản nợ chung của Chính phủ . Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Úc gắn liền với tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp thấp, được giữ ổn định trong vòng 20 năm qua.

Úc có một cơ cấu thể chế hợp lý, ổn định, hiện đại, tạo môi trường vững chắc cho doanh nghiệp, tạo thân thiện cho các nhà đầu tư. Được WB xếp hạng đứng thứ hai về mức độ dễ dàng thành lập doanh nghiệp mới. Úc khơng có nhiều rào cản thương mại và đầu tư. Cạnh tranh rất gay gắt trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, điện nước và khí đốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng Úc bao trùm phạm vi rộng lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hành lang giao thông nội địa và quốc tế, các tiện ích cơng cộng cũng như hệ thống phân phối điện, dịch vụ tài chính đáng tin cậy cho các cá nhân và doanh nghiệp; xứng đáng mệnh danh là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế phát triển và đảm bảo tính cân bằng các mặt đời sống xã hội.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc là sắt, dầu khí, ngũ cốc và thịt, máy điện thoại, kim loại màu, giấy, hoá chất, hàng điện tử, thiết bị văn phịng, ... Là một một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển hiệu quả nhất, Úc cũng là nhà cung cấp chủ yếu các sản phẩm nơng nghiệp (lúa mì, thịt, sữa, trái cây) cũng như ln đi đầu trong phát triển các ngành khoa

học kĩ thuật, viễn thông, thiên văn và năng lượng mặt trời; là một trong những nền kinh tế sáng tạo, mở cửa, tăng trưởng mạnh và lạm phát thấp nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)