Các quan điểm về hình thái nhà nước liên bang Úc

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 37)

Sự hình thành nhà nước tư sản tư bản chủ nghĩa ở Úc diễn vào cuối thế kỷ XIX, nơi giai cấp tư sản hình thành từ những người Anh di cư, dùng vũ lực xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa, đàn áp và diệt tộc đối với các cộng đồng cư dân bản địa đang tồn tại chế độ quản lý xã hội theo kiểu thị tộc bộ lạc. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Trong chế độ này, người nắm tư liệu sản xuất là các nhà tư sản. Khơng có tư liệu sản xuất, người công nhân là người vô sản phải làm thuê, tự do bán sở hữu duy nhất của mình là sức lao động cho nhà tư sản để tồn tại. Về thực chất, công nhân không phụ thuộc hoàn toàn vào một nhà tư bản cụ thể, nhưng lại bị lệ thuộc vào toàn bộ giai cấp tư sản. Nhà tư bản mua sức lao động của cơng nhân như hàng hố đặc biệt giá rẻ, và sản xuất ra hàng hố để bóc lột giá trị thặng dư. Cơ sở xã hội của hình thái nhà nước tư sản tư bản chủ nghĩa là hai giai cấp tư sản và vô sản song song tồn tại, giữa họ tồn tại mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng có các giai tầng như nơng dân, tiểu tư sản trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, ... nhưng thực chất nhà nước tư sản vẫn chỉ đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản. Các chính đảng tư sản thường tìm chỗ dựa ở các tập đoàn kinh tế, cũng như các tập đồn kinh tế tìm thấy lợi ích của mình trong việc đưa thành cơng một chính đảng lên nắm quyền. Tuy khác nhau về tính đại diện xã hội, chỗ dựa chủ yếu của các chính đảng tư sản là các chủ tư bản. Khác với chính thể quân chủ chuyên chế, nơi tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay Vua, tại chính thể quân chủ lập hiến ở các nước tư sản, quyền lực nhà nước của nguyên thủ được truyền cho người kế vị, nhưng bị hạn chế. Chính thể quân chủ lập hiến tồn tại do sự thoả hiệp giữa thể chế tư sản với thể chế qn chủ. Trong đó, thể chế qn chủ dần thích ứng với lợi ích tư sản đang nắm quyền, và quyền lực của Vua cũng bị hạn chế bởi Hiến pháp do Nghị viện ban hành. Quyền lực Nữ hồng khơng ảnh hưởng trong lĩnh vực lập pháp, bị hạn chế nhiều trong lĩnh vực hành pháp. Chính phủ do Nghị viện thành lập chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không chịu trách nhiệm trước Nữ hoàng. Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia được quy định nghiêm ngặt bởi hệ thống văn bản lập pháp. Quyền lực của người đứng đầu thể chế quân chủ lập hiến không được phân bố rộng rãi trên lĩnh vực lập pháp, bị hạn chế đáng kể trong lĩnh vực điều hành. Luật pháp được thông qua bởi Quốc hội. Chính phủ được hình thành thơng qua biểu quyết theo đa số đại biểu Nghị viện, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ có thực quyền trong điều hành nhà nước, cịn nhà Vua/Nữ hồng thực hiện chức năng của mình trong sự thoả hiệp thực hiện và hợp tác chặt chẽ với Chính phủ . Trong cơng việc nhà nước, Nữ hoàng hành động “theo sự kiến nghị” của Chính phủ. Trên thực tế, những

đệ trình lên Nữ hồng là bắt buộc. Tất cả những sắc lệnh do Nữ hồng ban bố được người đứng đầu Chính phủ khẳng định lại sau khi đã đạt giá trị luật pháp. Trong thực tiễn Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chúng. Nữ hoàng là biểu tượng, là nhà trọng tài tối cao của dân tộc, đứng trên mọi sự thơn tính, bài trừ lẫn nhau của các đảng chính trị, đảm bảo cho sự thống nhất của đất nước. Ở Úc, Nữ hồng Anh có một số quyền dự trữ đặc biệt cho những trường hợp xảy ra khủng hoảng chính trị (chẳng hạn như năm 1975 dưới thời thủ tướng Whitlam). Thực tế đã cho thấy trong những điều kiện hiện nay, nhà quân chủ trong chế độ quân chủ lập hiến khơng chỉ là nhân tố đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý của hiến pháp, mà cịn là sức mạnh thực sự của những cuộc cải cách sâu sắc.

Trong hình thức cấu trúc nhà nước liên bang được áp dụng ở Úc có nhiều bang thành viên. Mỗi bang có hiến pháp và các đạo luật riêng của bang do cơ quan lập pháp của bang ban hành. Các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, các bang khơng có chủ quyền riêng về ngun tắc, khơng có quyền tách khỏi liên bang, không hoạt động với tư cách chủ thể công pháp quốc tế bên cạnh liên bang. Nhà nước liên bang có Hiến pháp và hệ thống pháp luật có hiệu lực trên tồn bộ lãnh thổ của liên bang, không bị giới hạn bởi lãnh thổ biên giới của các bang, chúng mang tính tối cao đối với Hiến pháp và hệ thống luật lệ của từng bang. Công dân mỗi bang đều là công dân của liên bang. Sự phân định ranh giới giữa liên bang và các chủ thể của liên bang được điều tiết bởi Hiến pháp Liên bang, trong đó đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp liên bang, những bộ luật cân xứng với cả hiến pháp và luật pháp của các thành viên liên bang. Những vấn đề quốc phịng, chính sách đối ngoại, điều chỉnh tài chính, những chính sách thuế quan trọng, chính sách lao động, bảo vệ xã hội liên quan đến việc thi hành của Chính phủ. Chính kết cấu liên bang cũng khơng đảm bảo được sự phân quyền và khơng thể thanh tốn những đối lập vùng, đối kháng dân tộc giữa các bang phát triển, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng cho nhà nước liên bang. Những giải pháp hồ bình cho các cuộc xung đột bên trong nhà nước liên bang chỉ đạt được khi nào mối quan hệ giữa các chủ thể của nó được xây dựng thực sự trên cơ sở dân chủ và dựa trên truyền thống tự do điều hành vùng một cách chắc chắn. Nếu bên trong nhà nước liên bang lấy khuynh hướng tập trung cao độ hành chính thì sớm muộn cũng sẽ phải đối đầu với nhiều vấn đề khó giải quyết.

Câu 10. Quyền hạn, chức năng của Tồn quyền

Với hình thái nhà nước Quân chủ lập hiến, Thống đốc Toàn quyền với nhiệm kỳ 5 năm, khơng những đại diện nữ hồng Anh tại Úc mà cịn được thể hiện trên hình thức như vai trị của một nguyên thủ quốc gia của Úc. Về hình thức, Thống đốc Tồn quyền có quyền thay mặt Nữ hoàng Anh bổ nhiệm các đại sứ, nghị sĩ, chánh án; đóng dấu Hồng gia Anh chấp thuận những nghị luật lập pháp cũng như hành pháp; triệu tập – giải tán Hạ viện, bổ nhiệm Thủ

tướng – Nội các Chính phủ, ký kết các hiệp định chiến tranh và hịa bình với các nước khác, ký sắc lệnh ân xá hay khen thưởng, tiếp đón khách nước ngồi, v.v Song những quyền đó sẽ được ủy nhiệm cho Chính phủ của Thủ tướng Úc thực thi. Vì vậy, vai trị và quyền hạn nói trên của Thống đốc Tồn quyền chỉ mang tính hình thức là chủ yếu. Đồng thời, do hiện nay lãnh thổ Northern Territory (Địa hạt Bắc Úc) chưa chính thức trở thành tiểu bang, Tồn quyền cũng đảm nhận trách nhiệm Kinh lược sứ Northern Territory. Bên cạnh đó, về hình thức, Thủ tướng phải đệ trình kế hoạch hoạt động của Chính phủ lên Tồn quyền tư vấn, Tồn quyền có quyền chấp hành sự phê chuẩn của Thủ tướng và Nội các Chính phủ hoặc loại bỏ những đạo luật duy ý chí của Thủ tướng. Song thực tế, những quyền đó của Thống đốc Tồn quyền chỉ có hiệu lực khi nhận được sự chuẩn y của Nghị viện, cũng như sự tư vấn của Thủ tướng.Đối với Tồn quyền, về hình thức, Thủ tướng và Chính phủ của Thủ tướng phải chịu chấp hành các quyền như: đệ trình kế hoạch hoạt động của Chính phủ lên Tồn quyền và chờ đợi sự tư vấn của Toàn quyền; chấp hành sự phê chuẩn Thủ tướng và nội các Chính phủ; loại bỏ một số đạo luật xuất phát từ ý chí của Thủ tướng,... Nhưng tất cả những quyền trên cũng như quyền của Toàn quyền trong hiến pháp như người đứng đầu nhà nước chỉ có thể có hiệu lực khi nhận đươc sự chuẩn y từ Nghị viện, và sự tư vấn của Thủ tướng. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt nhất mà Thống đốc Toàn quyền Úc đã sử dụng quyền hạn dự trữ của mình theo sự chỉ đạo của Nữ hoàng Anh là việc giải tán Chính phủ của Thủ tướng Whitlam trong cuộc khủng hoảng Hiến pháp năm 1975. Ngoài ra, khi xảy ra bất đồng giữa Chánh án và Chính phủ, Chánh án có thể bị thay thế bởi Toàn quyền. Chẳng hạn như trong khủng hoảng hiến pháp năm 1975, Toàn quyền Kerr đã để lại duy nhất một thẩm phán.

Câu 11. Cơ cấu, chức năng, quyền hạn Quốc hội liên bang

Nghị viện Liên bang gồm Toàn quyền Liên bang và hai viện được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu của tất cả công dân trưởng thành. Thượng nghị viện có 76 ghế (mỗi tiểu bang có 12 ghế, mỗi lãnh thổ có 2 ghế). Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa số Thượng nghị sĩ. Nhiệm kỳ các đại biểu đại diện 2 vùng lãnh thổ khơng q 3 năm. Thượng nghị viện có 23 uỷ ban thường trực.

Hạ nghị viện có 148 ghế, nhiệm kỳ 3 năm. Hạ nghị viện có 10 uỷ ban thường trực, quán xuyến mọi hoạt động của Chính phủ . Mặc dù có quyền lập pháp như nhau, nhưng chỉ Hạ viện có quyền đưa ra dự luật về ngân sách và thuế khố. Thượng viện có quyền bác bỏ bất cứ dự luật nào, kể cả những dự luật Thượng viện khơng có quyền sửa đổi. Trong trường hợp Thượng viện bác bỏ lần thứ hai với một dự luật do Hạ viện đề xuất, Tổng Tồn quyền có thể giải tán cả hai viện để bầu lại toàn bộ số ghế. Chức năng chung của hai viện là giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp. Chế độ bầu cử bắt buộc được thực hiện từ năm 1925 ở cả cấp liên bang và tiểu bang. Hội đồng bầu cử liên bang (Australia Electoral Commission) chịu

trách nhiệm giám sát, bảo đảm q trình bầu cử cơng bằng, và phân định ranh giới khu vực bầu cử. Hội đồng bầu cử liên bang cũng điều hành cơng quỹ cấp hợp lệ cho các đảng chính trị có đăng ký và những ứng cử viên tự do.

Khi Hiến pháp được viết, việc xác định các quyền lập pháp của Khối thịnh vượng chung là một vấn đề được ưu tiên cao. Hiến pháp đã chỉ định 39 lĩnh vực mà Quốc hội Liên bang thể hiện quyền lập pháp. Chúng bao gồm: thương mại và mậu dịch giữa các bang với các quốc gia khác, phòng thủ lục quân và hải quân của quốc gia, tiền tệ và an ninh xã hội. Về các vấn đề được nêu trong Hiến pháp, Khối thịnh vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang. Theo Hiến pháp, những vấn đề trên mà tiểu bang có quyền lập pháp không chỉ hạn hẹp, cho phép họ tiếp tục thực hiện pháp luật về hầu hết các vấn đề thích hợp với tình trạng của họ. Tuy nhiên, nếu một luật tiểu bang không phù hợp với luật của Khối thịnh vượng chung, Hiến pháp quy định rằng tiểu bang phải nhượng bộ quyền lực cao hơn của Liên bang (theo Mục 09 của Hiến pháp) Về các vấn đề quy định tại Hiến pháp, Khối thịnh vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang

Hầu hết các Nghị viện kể từ năm 1996 cũng đã có một Thành viên từ Đảng Tự do Quốc gia có Lãnh thổ phía Bắc; tuy nhiên đảng này là một phần của liên minh Dân tộc Tự do. Trong các Nghị viện gần đây đã có tới sáu Thành viên tự do được bầu hoặc Thành viên của các đảng nhỏ được bầu.

Hệ thống đại diện theo tỷ lệ được sử dụng để bầu Thượng nghị sĩ dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho cuộc bầu cử của các đảng thiểu số và độc lập. Điều này có nghĩa là các đảng nhỏ có sự hiện diện quan trọng và thường xuyên có ảnh hưởng của Thượng viện có thể khơng có hoặc có ít đại diện tại Hạ viện (ví dụ, trước đây là Đảng Lao động Dân chủ và Đảng Dân chủ Úc, và gần đây là Đảng Xanh Úc).

Theo quy định, chỉ Nghị viện có quyền ban hành luật. Tuy nhiên, các luật này lại thường có rất nhiều quy định giao cho Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật để thực hiện các vấn đề liên quan đến các luật nói trên. Mặc dù thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, nhưng sự khác biệt giữa Chính phủ và Quốc hội khá mờ nhạt do cả Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng các Bộ trong nội các Chính phủ đều là các thành viên của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện.

Nghị viện Úc có chức năng lập pháp, quyết định bầu hoặc bãi nhiệm Chính phủ, thơng qua các kế hoạch ngân sách và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp – tư pháp. Trong đó, cơng việc quan trọng nhất của Nghị viện Úc là lập pháp, quyết định bầu/bãi miễn Chính phủ, thơng qua các kế hoạch ngân sách, và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp – tư pháp. Hoạt động lập pháp chiếm tới 54% thời gian làm việc của Quốc hội. Các nghị

sĩ phải tham gia tranh luận về các vấn đề lập pháp, thay mặt cử tri giải quyết các vấn đề mà họ đặt ra.

Giám sát cơ quan hành pháp cũng là một chức năng quan trọng của Nghị viện. Bên cạnh giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ, Nghị viện là diễn đàn cho phép các nghị sĩ trình bày những quan tâm, bất bình với tư cách là đại diện dân cử của các địa phương.

Chất vấn Chính phủ tạo thời gian cho các thành viên nghị viện đặt ra những vấn đề liên quan đến các hoạt động của cơ quan hành pháp. Trên danh nghĩa, thời gian chất vấn là yếu tố quan trọng trong hoạt động của nghị viện, là vũ đài quan trọng để đặt ra những vấn đề chiến lược đối với cả Chính phủ và đảng đối lập. Chất vấn Chính phủ là phương tiện giám sát cơ quan hành pháp quan trọng, làm cho trách nhiệm của các Bộ trưởng cao hơn. Chức năng này càng được củng cố nhờ các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng.

Tranh luận cũng là một hoạt động cơ bản của Nghị viện, tạo cơ hội cho các nghị sĩ đưa ra những vấn đề không thể thảo luận đầy đủ trong khn khổ một chương trình nghị sự của một ngày làm việc. Đây là một hình thức giám sát cơ quan hành pháp quan trọng, song chưa tạo ra được cơ chế thích hợp để buộc Chính phủ phải tuân thủ quy chế về trách nhiệm của Chính phủ.

Quốc hội Úc có nhiều uỷ ban khác nhau chuyên trách những lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.

Theo Hiến pháp Úc, người đứng đầu Hạ viện đồng thời là người phát ngôn của Hạ viện, còn người đứng đầu Thượng viện phải là Chủ tịch Thượng viện. Mọi chính sách đều phải được thông qua Lưỡng viện để có hiệu lực. Khi có vấn đề cần bỏ phiếu thì mỗi thành viên chỉ được bỏ một phiếu, trừ vị chủ tọa Hạ viện không được bỏ phiếu. Chỉ khi số phiếu phản đối và thông qua ngang bằng nhau, khi đó chủ tọa Hạ viện mới được bỏ phiếu và đó sẽ là lá phiếu quyết định. Phe đối lập gồm những nghị sĩ thuộc đảng/liên đảng lớn thứ hai trong Quốc hội, có nhiệm vụ điều tra và chất vấn mọi hoạt động của Chính phủ, lãnh tụ đối lập cùng các Bộ trưởng đối lập có nhiệm vụ theo dõi Bộ trưởng của mỗi Bộ trong Đảng cầm quyền đương nhiệm. Nhìn chung, nghị viện Úc có ba chức năng chính: lập pháp, thành lập Chính phủ, cơng bố và giám sát hành chính. Tóm lại, Quốc hội liên bang là trung tâm của hệ thống chính trị Úc,

Một phần của tài liệu Cau 1 h thng chinh tr lien bang uc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)