Nhóm giải pháp về tiền lương và phúc lợi

Một phần của tài liệu LuongThiThu3B (Trang 86 - 89)

2.1.1 .Quy trình nghiên cứu

4.2. Một số giải pháp nâng cao sự HL trong công việc của NLĐ

4.2.1. Nhóm giải pháp về tiền lương và phúc lợi

Hai nấc thang đầu tiên trong tháp nhu cầu của Maslow là “các nhu cầu về sinh lý và an toàn” được thể hiện qua các thang đo về thu nhập và phúc lợi. Đây có thể coi là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhu cầu ăn uống, đi lại và an tồn. Thực tế đã chứng minh nếu thu nhập khơng đủ trang

trải những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân NLĐ thì họ sớm muộn cũng rời bỏ tổ chức hoặc tìm kiếm việc làm thêm ngồi giờ. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố tiền lương và phúc lợi là yếu tố có tầm quan trọng lớn nhất tác động đến sự HL trong cơng việc của NLĐ. Nói một cách khác, thu nhập vẫn ln là vấn đề nhức nhối với NLĐ làm công ăn lương, sống chủ yếu dựa vào tiền lương từ nơi làm việc mà khơng có hoặc ít có nguồn thu từ các khoản đầu tư khác. Tiền lương là thu nhập chính của NLĐ, nó tác động trực tiếp đến NLĐ. Tuy nhiên, trả lương bao nhiêu là phù hợp và trả lương thế nào cho cơng bằng. Vì vậy, vấn đề tiền lương ln thu hút sự chú ý của tất cả mọi người và nó cũng là công cụ để thu hút nhân lực. Lý thuyết công bằng của Adam (1963) đã xác định yếu tố đầu vào mà NLĐ đóng góp cơng sức trong cơng việc của bản thân và các yếu tố đầu ra mà NLĐ nhận được từ cơng việc. Sau đó, yếu tố đầu vào và đầu ra của bản thân được xem xét và so sánh với yếu tố đầu vào và đầu ra của đồng nghiệp trong tổ chức.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 53,4% số người được khảo sát HL với thu nhập và phúc lợi tại đơn vị. Trong khi đó 46,6% người được khảo sát chưa HL với thu nhập và phúc lợi tại đơn vị vì hệ thống tiền lương tại LTESOS KV phía Bắc cịn thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của bản thân NLĐ và gia đình; tiền lương chưa tương xứng với tính chất cơng việc và kết quả làm việc của NLĐ. Bên cạnh đó, LTESOS KV phía Bắc gần như khơng có chế độ phúc lợi gì khác ngồi lương.

Để cải thiện và nâng cao sự HL của NLĐ đối với chế độ tiền lương và phúc lợi, ban lãnh đạo LTESOS ở KV phía Bắc Việt Nam cần cải thiện thu nhập của NLĐ bằng cách thực hiện các giải pháp sau:

Rà soát lại hệ thống thang bảng lương những vị trí chức danh nào có mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định và đề xuất LTESOS Việt Nam nâng lên ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy

định, góp phần đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình NLĐ. Như vậy, LTESOS KV phía Bắc sẽ khơng phải duyệt chi bổ sung phần chênh lệch lương của SOS với quy định của Nhà nước, đảm bảo mọi NLĐ đều được tham gia bảo hiểm bắt buộc theo đúng quy định.

Bên cạnh đó cần xây dựng các phương án điều chỉnh thang bảng lương nhằm đảm bảo trả lương công bằng và tương xứng với tính chất cơng việc. Cụ thể: cần điều chỉnh lương của bà mẹ, bà dì đã được cơng nhận hết thời gian tập sự phải có mức lương cao hơn so với bà mẹ, bà dì đang trong thời gian tập sự. Cần đảm bảo khoảng cách tiền lương giữa các chức danh tương xứng với trình độ học vấn, thời gian đào tạo. Ví dụ như chức danh giáo viên mẫu giáo và nhân viên bảo dưỡng đều yêu cầu phải qua đào tạo từ trung cấp trở lên nhưng mức lương của nhân viên bảo dưỡng hiện tại đang cao hơn so với giáo viên mẫu giáo, trong khi đó hầu hết giáo viên mẫu giáo đã đạt trình độ cao đẳng, đại học. Xem xét việc giảm thời gian tập sự từ 18 tháng xuống cịn 12 tháng đối với chức danh bà mẹ, bà dì để công bằng với các chức danh khác chỉ phải tập sự 12 tháng.

Xem xét việc chi trả chế độ làm thêm giờ cho mọi nhân viên ngoại trừ chức danh bà mẹ, bà dì vì vị trí cơng tác này rất đặc biệt, không thể phân biệt được đâu là thời gian làm việc chính thức và đâu là thời gian làm thêm giờ. Tổ chức LTESOS đã có chính sách dành riêng cho bà mẹ, bà dì. Đó là chính sách nhà dành cho bà mẹ, bà dì nghỉ hưu.

Xây dựng chính sách thưởng tăng bậc lương trước hạn cho những người liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hai năm liên tiếp, đồng thời tuyên dương họ trên các bảng tin nội bộ trong hệ thống LTESOS. Như vậy, NLĐ sẽ có động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của năm và sẽ nhận được mức lương phù hợp với kết quả công việc cũng như cơng sức mà mình đã bỏ ra.

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng nguồn tài chính chủ yếu do LTESOS Quốc tế tài trợ. Do đó, nguồn viện trợ này chủ yếu để dành cho mục đích chăm sóc và ni dưỡng trẻ mồ cơi, trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Các LTESOS khơng có ngân sách chi cho cơng đồn. Việc thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ do quỹ cơng đồn chi (chủ yếu do NLĐ tự đóng góp). LTESOS ở KV phía Bắc nên đề xuất sự hỗ trợ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố quản lý đơn vị cũng như đề xuất với LTESOS Việt Nam được giữ lại phần ngân sách mà đơn vị tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính để đưa vào quỹ cơng đồn, chi phúc lợi.

Một phần của tài liệu LuongThiThu3B (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w