Đo lường và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE CỦA THẾ HỆ GENZ ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.3.3. Đo lường và thu thập dữ liệu

Nhóm thực hiện tiến hành khảo sát qua Google Form cá đối tượng là GenZ để thu thập thông tin trong khoảng thời gian từngày13 tháng 9 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Sau khi thu được thông tin ta thu được kết quả đánh giá khách quan của khách hàng. Thơng qua SPSS để phân tích và tổng hợp sau đó đưa ra kết quả khảo sát cho từng câu hỏi.

3.3.4. Phương pháp nghiên cu

3.3.4.1. Phương pháp phỏng vấn điều tra

Phương pháp điều tra: Điều tra trong nghiên cứu khoa học là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thơng tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra ( có thể là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh . )

Phương pháp điều tra nhóm chọn:

Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa theo một bảng câu hỏi ( phiếu điều tra được chuẩn bị trước ) trong đó người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng ngheý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.

Hình thức phỏng vấn nhóm chọn: Phỏng vấn nhóm: là phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời gian và địa điểm nhằm làm sáng rõ một chủ đề nào đó. Cần nắm chắc và sử

dụng thành thạo 3 nguyên tắc: nghệ thuật đặt câu hỏi - nghệ thuật lắng nghe - nghệ thuật biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc điều tra sáng tạọ

3.3.4.2. Phương pháp khảo sát bng bng câu hi

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc vềđối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

Thông thường, lập một bảng hỏi phải tính đến 2 yêu cầu sau: Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độvà tâm lý người được hỏi.

Căn cứ vào hình thức trình bày câu hỏi, có thể phân thành loại (đóng – mở – kết hợp):

Câu hỏi đóng: là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời.

+ Câu hỏi đóng lựa chọn: người được hỏi chỉ được chọn 1 phương án khi trả lời. + Câu hỏi đóng tùy chọn: Người được hỏi có thể lựa chọn nhiều phương án khi trả lời. Cách khác: câu hỏi đóng có thể chia thành

+ Loại 1: Câu hỏi lưỡng cực (Có – Khơng)

+ Loại 2: Câu hỏi cường độ (thứ bậc): để tránh thiên lệch, người ta đặt ra nhiều khả năng theo cường độ của hiện tượng hoặc ý kiến, người trả lời được lựa chọn theo những mức độ khác nhau. (Loại câu hỏi này thường đưa ra số khả năng lựa chọn 3 hoặc 5 xoay quanh câu trả lời trung bình)

Câu hỏi mở: là câu hỏi khơng có sẵn phương án trả lời, người trả lời có thể tự đưa ra những ý kiến phù hợp nhất của bản thân để điền vào bảng hỏi.

Câu hỏi kết hợp: Kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại này được sử dụng vì khơng tìm được hết phương án diễn đạt theo câu hỏi đóng, mà cần người trả lời diễn đạt thêm.

Câu hỏi mở thường được dùng

+ Lúc bắt đầu nghiên cứu để từđó quyết định đưa ra loại câu hỏi nào cho phù hợp cũng như xác định nội dung cần nghiên cứu.

+ Dùng câu hỏi mở để tăng tính tích cực của người trả lời: Dùng để cho cuộc phỏng vấn được tựnhiên, dùng đểlái đến thông tin cần thu thập.

+ Dùng để chuẩn đoán, kiểm tra nhận thức của người trả lời: Chuẩn đoán động cơ, lý do xử xự, những lo lắng cá nhân, những vấn đề tồn tại, mong muốn, nguyện vọng…

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE CỦA THẾ HỆ GENZ ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)