Một số nghiên cứu trước liên quan đến văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần mai linh nam trung bộ & tây nguyên (Trang 34 - 109)

1.2.1 Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật

Tại Nhật, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là Kaizen.

Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện

riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ

So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ có những điểm khác biệt. Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn

thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.

Tóm lại, sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu Á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH NTB VÀ TN A- Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Mai linh NTB & TN.

2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

- Thông tin cơ bản:

Logo:

Tên doanh nghiệp:

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên

Tên tiếng Anh: Mai Linh Corporation in the Southern Central Part & Highland of Viet Nam

Tên giao dịch viết tắt: MLC-SCH

Địa chỉ: Cao ốc Văn phòng Á Châu, 25 Lê Lợi, Nha Trang, Khánh Hòa Điện thoại: (058) 3254888

Fax: (058) 3254999

E – mail: sch.grps@mailinh.vn Website: www.mailinh.vn

Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3703000017 do sở KHĐT Khánh Hòa cấp ngày 14/08/2001.

Tên người đại diện pháp lý: HỒ MINH CHÂU – Chức vụ : Tổng Giám Đốc.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh:

Vận tải hành khách công cộng bằng Taxi, xe điện Vận tải tuyến cố định chất lượng cao (express) Kinh doanh xe cho thuê

Dịch vụ du lịch

Dịch vụ nhà hàng, khách sạn Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô Dịch vụ bao vệ an ninh.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, tiền thân là Công ty CP Mai Linh Nha Trang chính thức được thành lập vào ngày 23/06/2003, với 100% vốn trong nước.

- Tài sản ban đầu của công ty chỉ có 15 đầu xe Taxi thuê từ công ty CP Mai Linh (tp Hồ Chí Minh và 35 lao động, hoạt động chủ yếu giới hạn trong thành phố Nha Trang với các lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ Taxi, dịch vụ du lịch. Đến nay, Công ty đã phát triển có tổng số 160 chiếc và hiện nay là 500 chiếc, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.800 lao động, mở rộng ra khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và thị trường Nam Lào (tỉnh Champasack).

- Đầu năm 2003, do nhu cầu về phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường Tập đoàn Mai Linh đã cử đoàn cán bộ đi nghiên cứu thị trường tại khu vực duyên hải Miền Trung – Tây Nguyên, vùng đất hứa hẹn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để đầu tư kinh doanh. Sau khi nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu khách hàng, Mai Linh đã chọn Nha Trang và Đà Lạt là điểm đến với nhiều lý do: là những thành phố du lịch nổi tiếng, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến ngày càng đông, người dân địa phương thì đã quen với cách đi lại bằng taxi.

- Tháng 06/2003, các Công ty Mai Linh Nha Trang và Đà Lạt được thành lập với số lượng xe đưa vào hoạt động ở mỗi đơn vị là 15 chiếc taxi, cán bộ nhân viên mỗi công ty lúc bấy giờ khoảng 35 người kể cả nhân viên văn phòng và lái xe. Mặc dù đầu tư trong một thị trường năng động và giàu tiềm năng, thế nhưng Mai Linh cũng gặp không ít khó khăn, nhiều hãng taxi địa phương hoạt động lâu năm, chiếm lĩnh thị trường và khách hàng ổn định. Tuy nhiên, với lòng nhiệt thành, nỗ lực phấn đấu của CBNV, thương hiệu Mai Linh với nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng mang phong cách hiện đại, màu xanh áo lính, màu xanh môi trường, với phương

châm “Tất cả vì khách hàng” chính vì vậy dịch vụ taxi của Mai Linh ngày càng có nhiều thuận lợi, được bà con cô bác gần xa biết đến và ủng hộ.

- Năm 2004, Ban lãnh đạo Mai Linh Group nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con cô bác tỉnh nhà và khách hàng gần xa, Mai Linh đã thay đổi phương tiện cũ, đầu tư thêm dòng xe đời mới: Nha Trang 50 chiếc, Đà Lạt 30 chiếc. Để hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển ổn định và mở rộng thị trường, Mai Linh đã quyết định thành lập thêm các Chi nhánh tại Khánh Hòa, đó là: Chi nhánh Mai Linh Cam Ranh và Ninh Hòa, Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ô tô, Trung tâm du lịch Mai Linh Nha Trang; ở Lâm Đồng thành lập chi nhánh Mai Linh Đức Trọng. Bên cạnh việc mở rộng ngành nghề như sửa chữa bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lữ hành trong nước, chúng tôi không ngừng đầu tư nâng cấp trang thiết bị văn phòng, đào tạo và cử đi đào tạo CBNV nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý điều hành một cách chuyên nghiệp.

- Năm 2005 - 2006, với những thành công bước đầu và kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành, kinh nghiệm trong vấn đề phát triển thị trường, Mai Linh đã thành lập Khu vực Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, quyết định mở thêm mạng lưới tại các tỉnh Daklak, Gia Lai, Ninh Thuận và Bảo Lộc. Bên cạnh việc kinh doanh dịch vụ taxi là ngành nghề truyền thống, Mai Linh đầu tư vào các lĩnh vực khác như vận tải tuyến cố định Express chất lượng cao, vận tải khách du lịch bằng tàu biển, đầu tư khách sạn, nhà hàng, dịch vụ giải trí và chăm sóc sức khỏe với trang thiết bị hiện đại.

- Tháng 04/2007, Mai Linh tiến hành tái cấu trúc Khu vực Nam Trung Bộ & Tây Nguyên theo mô hình Tập đoàn khu vực, kinh doanh đa ngành nghề, nâng vốn điều lệ lên 368 tỷ đồng. Mai Linh đã phủ kín các tỉnh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Daklak, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Dak Nông, Kom Tum và thị trường Nam Lào (tỉnh Champasack) với 01 Trung tâm trực thuộc; 01 Ban quản lý dự án; 19 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (18 công ty trong nước và 01 công ty tại Nam Lào - tỉnh Champasack);

01 công ty tham gia góp vốn. Đến thời điểm này Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên đã có hơn 800 xe taxi và xe chạy tuyến cố định từ 04 đến 45 chỗ các loại; có gần 1.800 cán bộ nhân viên hoạt động trong tất cả các ngành nghề kinh doanh hiện có của Mai Linh.

- Giai đoạn 2008 – 2009 là giai đoạn khó khăn của giới kinh doanh trong nước và thế giới nói chung cũng như Mai Linh nói riêng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên vẫn mạnh dạn đưa vào các loại hình kinh doanh mới lạ phục vụ khách hàng, đó là: Ô tô điện – loại hình vận chuyển hành khách công cộng tham quan thành phố thân thiện với môi trường; Diều bay có động – loại hình du lịch thể thao trên cao; mở tuyến liên vận quốc tế Việt Nam - Lào. Với các loại hình dịch vụ này, Công ty đã được Trung tâm sách kỷ lục Guiness Việt Nam trao tặng danh hiệu “Dịch vụ diều bay có động cơ đầu tiên tại Việt Nam”. Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi và áp dụng mô hình xây dựng triển khai chiến lược theo Thẻ Điểm Căn Bằng – Balanced Scorecard. Với những chiến lược hợp lý, Công ty Cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên đã vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục và phát triển bền vững. Sau 7 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên đã và đang trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong khu vực và cả nước.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ. 2.1.2.1 Chức năng: 2.1.2.1 Chức năng:

- Vận tải hành khách công cộng bằng Taxi, xe điện, tuyến cố định chất lượng cao (Express).

- Cho thuê các loại xe theo yêu cầu.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành.

- Bảo dưỡng sửa chữa các loại ô tô.

- Cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho cá nhân, tổ chức…

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

- Thực hiện đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm trước cổ đông về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật.

- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và theo nhu cầu của thị trường.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Nhà nước và các báo cáo bất thường của đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm, nộp Ngân sách Nhà nước.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.

Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên có cơ cấu tổ chức và quản lý dưới mô hình Tập đoàn kinh tế và công ty mẹ con. Các tỉnh thành, ngành nghề kinh doanh là các công ty thành viên độc lập, hạch toán độc lập và có bộ máy đầy đủ. Hiện nay, Công ty có: 01 Trung tâm trực thuộc, 01 Ban quản lý dự án, 19 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (18 công ty trong nước và 01 công ty tại Nam Lào - tỉnh Champasack), 01 công ty tham gia góp vốn. Bên cạnh đó Công ty có bộ máy chức năng quản lý về mặt chuyên môn dưới hình thức ma trận cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, thống nhất giữ vững uy tín và thương hiệu của công ty.

Hệ thống quản lý:

Trung tâm trực thuộc: TT Điều hành vận tải Taxi Mai Linh Nha Trang. Văn phòng đại diện tập đoàn Mai Linh NTB&TN – Ban quản lý các dự án. Các đơn vị thành viên:

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh Phú Yên

- Công ty TNHH 1 TV Dịch vụ bảo vệ an ninh Vinh Quang

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh Phan Rang – Tháp Chàm

- Công ty TNHH 1 TV Du lịch Mai Linh Cà Ná

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh Kom Tum

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh Gia Lai

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh ĐăkLăk

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh ĐăkNông

- Ban dự án đầu tư Mai Linh tại tỉnh Champasak – Lao

- Công ty cổ phần Mai Linh NTB & TN

- Vận tải tốc hành

- Trung tâm diều bay có động cơ Sao Mai

- Công ty TNHH 1 TV Mai Linh Lâm Đồng

- Chi nhánh công ty CP Mai Linh NTB & TN.

Công ty tham gia góp vốn: Công ty TNHH 1 TV Vận tải tốc hành Mai Linh Nha Trang.

CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ LIÊN KẾT:

- Là hội viên của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VVCI).

- Là hội viên của hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

- Là hội viên của Hội Doanh nghiệp Trẻ Khánh Hòa.

- Thành viên hội đồng người sử dụng lao động Khánh Hòa.

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh quốc gia, an toàn giao thông và công tác phòng cháy chữa cháy về tính xác thực của báo cáo.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Mai Linh NTB&TN Phòng Kiểm Soát nội bộ Văn phòng Chủ tịch HĐQT Chánh VP/ Thư ký

HỘI ĐỘNG QUẢN TRỊ MAI LINH NTB&TN Ban Tổng Giám Đốc Điều Hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần mai linh nam trung bộ & tây nguyên (Trang 34 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)