Phân loại văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần mai linh nam trung bộ & tây nguyên (Trang 28 - 30)

Có thể nói văn hoá doanh nghiệp chính là "tính cách" của doanh nghiệp.

Chúng ta thường quen sử dụng khái niệm "nhân cách" khi nói đến tư cách và đặc điểm tâm sinh lý xã hội của một con người. Chúng ta cũng biết rằng "nhân cách" của một con người được xác định bởi một tập hợp những cách thức ứng xử tương đối ổn định và bền vững của con người. Khi đưa ra nhận xét về một người là "nồng nhiệt", "sáng tạo", "thoải mái", hay "bảo thủ", thực chất chúng ta đang cố mô tả khái

quát hoá hành vi của người đó. Tương tự như vậy, một tổ chức cũng có những đặc trưng riêng trong cách thức hành động, ra quyết định và ứng xử trước những tác động bên trong và bên ngoài, chúng cũng được coi là có "tính cách". "Bản sắc riêng" chính là tính cách của một tổ chức, chúng được gọi là văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh hay văn hoá tổ chức đặc trưng của một doanh nghiệp tổ chức.

Trên cơ sở những đặc trưng tính cách được một tổ chức coi trọng, có thể phân loại văn hoá doanh nghiệp thành bảy loại “tính cách” cơ bản như sau:

- Tính cách ưa mạo hiểm:

Những tổ chức văn hoá thuộc nhóm tính cách này thường khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro. Họ luôn nhận được sự hậu thuẫn khi phải đương đầu với bất trắc hay khi thử nghiệm những cách làm mới, khác hẳn. Triết lý được những tổ chức thuộc nhóm này nêu cao là "mọi người chỉ sẵn sàng mạo hiểm chừng nào còn có được sự hậu thuẫn từ phía tổ chức".

- Tính cách chú trọng chi tiết:

Đối với những tổ chức thuộc diện tính cách này, những chi tiết cụ thể thường được quan tâm đáng kể. Những tổ chức chọn chất lượng làm phương châm chi phối thường có dạng tính cách này, bởi việc thực hiện và bảo đảm chất lượng đòi hỏi phải bảo đảm tính hoàn hảo của từng chi tiết.

- Tính cách chú trọng đến kết quả

Nhiều tổ chức đã thành công bằng cách tập trung vào kết quả. Những tổ chức này luôn hướng mọi sự quan tâm vào việc đạt được những kết quả hay mục tiêu đã định, điều đó ảnh hưởng và dần định hình trong cách thức hành động của nhân viên.

- Tính cách chú trọng con người

Nhiều tổ chức đã đặt người lao động vào trung tâm của mối quan tâm và của các chính sách quản lý. Họ coi con người là tài sản quý giá nhất và tin rằng sự sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức chính là nhân tố quyết định tạo nên sự thành công.

- Tính cách chú trọng tính tập thể

Những tổ chức nhỏ hay các đơn vị, bộ phận của một công ty lớn thường tập trung xây dựng văn hoá của họ xoay quanh những nhóm nhỏ. Tính chất tương đồng

trong công việc giữa các thành viên giúp họ dễ gần nhau hơn. Các thành viên luôn cố gắng duy trì tinh thần đồng đội và xây dựng bản sắc riêng của nhóm.

- Tính cách chú trọng sự nhiệt tình của người lao động

Nhiều tổ chức coi trọng sự nhiệt tình hơn bất cứ yếu tố nào. Họ tin rằng sự hăng hái của nhân viên chính là yếu tố tạo ra sự sáng tạo và năng suất. Những tổ chức như vậy thường có tinh thần tự lực, tự cường rất cao, luôn kiên quyết trong cạnh tranh và tích cực bảo vệ thương hiệu của mình.

- Tính cách chú trọng sự ổn định

Một trong những mục đích mà nhiều tổ chức luôn hướng tới là ổn định và phát triển. Trong đó một số tổ chức hướng mọi nổ lực vào việc đạt được sự tăng trưởng. Họ coi việc liên tục đạt được sự tăng trưởng chính là khẳng định sự tồn tại của họ cũng như vị thế của họ. Tăng trưởng thể hiện sự tiến lên một cách bình thường; phát triển chậm hay không phát triển được coi là dấu hiệu của sự mất ổn định, bất bình thường, đối với cả bên trong và bên ngoài tổ chức.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần mai linh nam trung bộ & tây nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)