B- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠ
3.1.2 Biện pháp 2: Tạo dựng lòng tin cho nhân viên và quan tâm hơn nữa
nhu cầu, đời sống của nhân viên.
3.1.2.1 Cơ sở của biện pháp:
- Từ kết phân tích thông qua bảng điều tra ứng xử cấp trên với cấp dưới ta thấy rằng vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục như: nhân viên chưa thực sự tin tưởng vào cấp trên của mình, các nhân viên cũng cho rằng lãnh đạo chưa quan tâm nhiều đến đời sống của họ. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề này. Nếu nhân viên họ cảm thấy sếp của mình là người không đáng tin tưởng trong các tình huống khó khăn, hoặc họ cho rằng sếp của mình không đủ khả năng làm công việc đó thì sẽ dẫn đến một tình trạng là họ cũng sẽ có thái độ ý lại, đùn đẩy nhau, không ai dám làm. Lúc đó cơ hội kinh doanh qua đi thì quả là một điều đáng tiếc cho Công ty. Vì vậy để có được thành công thì yếu tố không kém phần quan trọng đó là người lãnh đạo phải thực sự là những người “đứng mũi chịu xào”, là điểm tựa vững chắc cho nhân viên.
3.1.2.2 Nội dung biện pháp:
- Thường xuyên khảo sát đời sống tinh thần của nhân viên bằng cách mỗi quý hoặc mỗi tháng hãy phát cho mọi người một bảng câu hỏi mở, không cần ghi rõ họ
tên. Trong đó họ có thể trình bày tâm tư, nguyện vọng hay những điều họ mong muốn, khó khăn trong công việc.
- Tiếp xúc, trò chuyện một cách cởi mở với các nhân viên ở mọi cấp bậc, vị trí để hiểu thêm về công việc của họ đồng thời biết được những khó khăn trong công việc mà họ gặp phải để hỗ trợ kịp thời.
- Luôn đi đầu trong các hoạt động khó khăn, mang tính quyết định của Công ty. Không đùn đẩy, né tránh. Dám làm và dám chịu trách nhiệm với công việc của mình.
3.1.2.3 Hiệu quả của biện pháp:
- Tạo dựng được lòng tin cho nhân viên dưới quyền để họ thực sự yên tâm trong việc giải quyết các tình huống khó khăn.
- Nhân viên sẽ cảm thấy thoái mái trong công việc vì họ được đáp ứng nhu cầu, mong muốn. Họ cảm thấy được coi trọng nâng cao hiệu quả công việc.