V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1 Tư thế:
14. GÂY MÊ THAY BĂNG BỎNG
I. KHÁI NIỆM:
- Người bệnh bỏng thường xuyên phải chịu đau đớn trong quá trình điều trị, chỉ hết đau khi tổn thương bỏng được che phủ hoặc biểu mơ hóa khỏi tồn bộ. Đau trong bỏng có tính liên tục, nhắc lại hàng ngày và nhiều lần trong ngày.
- Gây mê thay băng bỏng nhằm giảm đau đớn, bảo đảm cho việc thay băng được thực hiện tốt.
- Người bệnh bỏng thường phải gây mê để thay băng nhiều lần, cho nên phải lựa chọn phương pháp và thuốc gây mê thích hợp. Cần lựa chọn thuốc mê ít độc, ít tích lũy, tác dụng nhanh (khởi mê nhanh, tỉnh nhanh tương ứng với thời gian một cuộc thay băng kéo dài thường 15-30-60 phút).
- Lựa chọn thuốc mê cần căn cứ tình trạng tồn thân người bệnh, tuổi, số lần thay băng, phương pháp xử trí trong khi thay băng...
II. CHỈ ĐỊNH:
1. Người bệnh có diện bỏng rộng.
2. Người bệnh có hội chứng khiếp đảm, rối loạn tâm thần mỗi khi thay băng hoặc bệnh tâm thần kết hợp.
3. Trẻ em.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
1. Người bệnh dị ứng với thuốc vô cảm sẽ sử dụng. 2. Người bệnh có chống chỉ định gây mê.
3. Khơng có cán bộ chun mơn được đào tạo về gây mê.
IV. CHUẨN BỊ: 1. Người thực hiện: 1. Người thực hiện:
Bác sĩ, Kỹ thuật viên được đào tạo chuyên ngành gây mê hồi sức.
2. Phương tiện:
- Bộ phương tiện đảm bảo cuộc gây mê: Bóng bóp, mặt nạ, bình oxy, máy hút, đèn soi thanh khí quản và ống nội khí quản các cỡ.
- Thuốc gây mê và thuốc hồi sức. - Máy sốc tim, máy thở.
- Tiến hành tại phòng mổ, hoặc buồng khoa hồi sức cấp cứu hoặc buồng thay băng cho người bệnh bỏng nặng.
3. Người bệnh:
- Được giải thích về kỹ thuật để phối hợp với chuyên môn - Được thăm khám kỹ, chú ý hơ hấp và tuần hồn trước gây mê.
- Nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 3 giờ trước khi gây mê. Trong trường hợp người bệnh mới vào có thức ăn và dịch trong dạ dày mà có chỉ định gây mê thay băng, xử trí kỳ đầu vết bỏng: cần rửa dạ dày trước gây mê.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Gây mê trong thay băng địi hỏi nhanh, thời gian gây mê khơng dài do đó gây mê tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng nhiều. Sau đây là quy trình của gây mê tĩnh mạch trong thay băng bỏng:
1. Tiền mê:
- Tiêm atropin hoặc scopolamin, liều 0,01mg/ kg cân nặng, tiêm dưới da trước gây mê 15 phút.