VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN: 1 Theo dõi sau mổ:
21. NẮN, BÓ BỘT GÃY MONTEGGIA
I. ĐẠI CƯƠNG:
Đây là loại gãy xương đặc biệt, có kèm theo trật khớp được Monteggia mơ tả vào năm 1814, là gãy thân xương trụ gập góc di lệch và trật chỏm quay.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Người bệnh không muốn mổ.
- Các trường hợp gãy kín nhưng Người bệnh nặng, đa chấn thương cần can thiệp trước các cơ quan khác như vỡ gan, sọ não, phổi …vv.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Gãy hở từ độ 2 trở lên.
- Các trường hợp có hội chứng khoang, lóc da, tổn thương mạch máu và thần kinh.
- Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện: 04 người
- Bác sỹ: 01
- Kỹ thuật viên: 03
2. Người bệnh:
- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…..
- Có chẩn đốn gãy Monteggia và có chỉ định điều trị bảo tồn.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,q trình tiến hành làm thủ thuật. - Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.
3. Phương tiện:
- Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ - Máy C- ARM
- Bàn nắn.
- Bông, băng cồn, gạc, bơm kim tiêm 10,20 ml.
- Bột thạch cao: 3- 4 cuộn khổ 20cm (bột liền), 4-6 cuộn khổ 20cm (bột tự cán). - Bơng lót : 2-3 cuộn khổ 20cm.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Tư thế: 1. Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ
2. Vô cảm:
- Gây mê tĩnh mạch - Gây tê tại ổ gãy
3. Kỹ thuật:
- Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa vai dạng, cố định phần thấp xương cánh tay vào bàn chỉnh hình.
- Kỹ thuật viên 1. Nắm ngón cái người bệnh kéo theo trục xương quay, tay kia kéo thêm ở cổ tay người bệnh, xoay sấp từ từ cẳng tay người bệnh gấp dần đến sấp tối đa.
- Kỹ thuật viên 2. Ấn chỏm quay ở khuỷu xuống, thường thấy cảm giác (sật một tiếng nhẹ) là chỏm quay đã vào khớp. Từ từ gấp khuỷu đến tối đa xong quay ngửa cẳng tay. Đưa về vng góc và bó bột Cánh cẳng bàn tay dạch rọc.
46