Thực trạng quản lý thuế trong xây dựng cơ bản của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 57 - 123)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Thực trạng quản lý thuế trong xây dựng cơ bản của tỉnh Ninh Bình

4.1.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý thuế

Ngành thuế nhà nước được tổ chức thành ba cấp: tại Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ tài Chính. Cấp tỉnh, thành phố có các Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế. Tại các quận, huyện, thị xã có các Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. Cục Thuế Ninh Bình được thành lập theo quyết định 56 TC/QĐ/TCCB ngày 29/01/1992 của Bộ Tài chính trên cơ sở tách Cục thuế tỉnh Hà Nam Ninh thành hai Cục Thuế Ninh Bình và Cục Thuế Nam Hà. Cục Thuế Ninh Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Ninh Bình hiện nay gồm 1 đồng chí Cục trưởng, 3 đồng chí phó Cục trưởng, 13 phòng chức năng và 8 Chi cục Thuế tại địa bàn các thành phố, thị xã và huyện gồm: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, và huyện Kim Sơn. Tại cơ quan văn phòng Cục Thuế được tổ chức thành 13 phòng chức năng thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế, bao gồm:

+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. + Phòng Kê khai và Kế toán thuế.

+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế. + Phòng Kiểm tra thuế số 1.

+ Phòng Kiểm tra thuế số 2. + Phòng Thanh tra thuế.

+ Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân. + Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán.

+ Phòng Kiểm tra nội bộ. + Phòng Tổ chức cán bộ.

+ Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ. + Phòng Quản lý các khoản thu trên đất

+ Phòng Tin Học.

Các Chi cục Thuế căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa bàn mà tổ chức các Đội thuế cho phù hợp theo quy định và phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn. Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế bao gồm các Đội:

+ Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ - và ấn chỉ + Đội kiểm tra thuế

+ Đội Kê khai kế toán thuế và tin học + Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân + Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế + Đội trước bạ và thu khác

+ Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế + Một số Đội thuế xã, phường

Sơ đồ 4.1 : Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế

Hoạt động chính Lập chiến lược và chính sách QLT Lập dự toán thuế Tuyên truyền và hỗ trợ Quản lý, đăng ký, kê khai, nộp thuế Thanh kiểm tra thuế Thu nợ cưỡng chế thuế Hoạt động hỗ trợ

- Dịch vụ nhân sự - Kiểm soát nội bộ - Quản lý tài chính - Quan hệ đối ngoại - Quản lý thông tin - Nghiên cứu và dự báo - Quản lý tài sản - Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xử lý khiếu nại Mục đích quản lý thuế

Trên đây là mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế, thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ giúp hạn chế tình hình thất thu thuế nói chung và thuế trong hoạt động xây dựng cơ bản nói riêng.

4.1.1.2 Phân cấp quản lý thuế trong xây dựng cơ bản

Việc phân cấp quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng cho từng cấp là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, từ năm 1999, hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương gồm ba cấp là: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế. Trong đó Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính, là cơ quan định hướng và quản lý về chính sách, không trực tiếp thu thuế; Ở điạ phương có Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Chi Cục thuế trực thuộc Cục thuế. Hai cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý thu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ương hay thuế địa phương).

Việc phân cấp quản lý trong ngành thuế thường căn cứ vào đối tượng quản lý. Ngoài ra việc phân cấp này cũng phải dựa vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất và nhân lực cơ quan thuế. Một đối tượng sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan thuế. Quy định này nhằm tránh sự phiền hà cho người nộp thuế vì chỉ phải liên hệ với một cơ quan thuế.

Căn cứ quy định tại Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ) quy định về kê khai và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế;

Căn cứ Quyết định số 1343/QĐ-TCT ngày 19/8/2010 của Tổng cục Thuế về việc triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng Internet.

4.1.2 Tình hình thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tỉnh Ninh Bình

4.1.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Trong những năm qua Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, đó là: quản lý thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán

được giao, đồng thời tích cực triển khai cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

Về thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách: Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo ngành, vừa trực tiếp thực hiện công tác thu ngân sách, tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa nghiên cứu chuẩn hoá các văn bản của cấp trên, thực hiện tốt các quy trình quản lý thu thuế phù hợp với từng đối tượng nộp thuế. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ công tác thu ngân sách cho các đơn vị trong toàn tỉnh. Toàn bộ các Chi Cục Thuế trong toàn tỉnh những năm qua liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, số thu hàng năm vào NSNN tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 4.1. Kết quả thu NSNN trong đó có thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Kế hoạch Thu thực tế Kế hoạch Thu thực tế Kế hoạch Thu thực tế 1 Thuế TNDN 45.000 37.696 50.000 38.963 141.222 106.440 2 Thuế GTGT 720.500 696.803 832.800 773.663 938.126 754.314 3 Thuế TN 15.600 16.866 29.500 27.881 30.000 31.190 4 Thuế TNCN 1.000 1.167 190.000 185.991 236.500 237.438 5 Thuế MB 5.550 5.767 6.400 6.472 6.750 6.872 6 Thu khác 1.420 1.441 3.500 3.582 3.800 3.968 Tổng 789.070 759.740 1.112.200 1.036.552 1.356.398 1.140.225

Nguồn: Cục thuế tỉnh Ninh Bình

Nhìn chung, nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tăng trưởng tốt qua các năm, tổng thu NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2011 tăng 36% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 11% so với năm 2011. Trong đó, thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những nguồn thu chủ yếu và tương đối ổn định đóng góp vào NSNN. Cụ thể là: Nguồn thu từ thuế TNDN của các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản năm 2010 chiếm khoảng 5,0% tổng số thu NSNN, thu thực tế chỉ đạt 84% kế hoạch đề ra từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2011 chiếm khoảng 3,8%, thực tế thu đạt 78% so với kế hoạch, và năm 2012 chiếm 9,3% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp nói chung, thu thực tế đạt 75% so với kế hoạch. Nguồn thu từ thuế GTGT của các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản năm 2010 chiếm khoảng 91% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu thực tế đạt 97% so với kế hoạch, năm 2011 chiếm khoảng 74%, thu thực tế đạt 93% so với kế hoạch và năm 2012 chiếm 66% tổng số thu NSNN từ các doanh nghiệp, thu thực tế đạt 85% so với kế

hoạch. Có thể nhận thấy rằng, tỷ trọng nguồn thu từ thuế GTGT, TNDN so với tổng số thuế nộp NSNN của các doanh nghiệp giảm dần theo thời gian. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn các chế độ chính sách về thuế hiện nay đang áp dụng theo lộ trình giảm dần mức thuế suất thuế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tích lũy về vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những kết quả trên là một trong những sự kiện nổi bật nhất của toàn tỉnh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác thu ngân sách của địa phương trong thập kỷ qua.

Công tác cải cách hành chính, công khai các thủ tục hành chính của cơ quan Thuế trong thời gian qua đã góp phần tích cực giúp các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh thực hiện tốt luật thuế của Nhà nước. Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống Thuế được Chính phủ phê duyệt, Cục Thuế và 8 Chi Cục Thuế đã triển khai thực hiện tốt việc quản lý thuế theo chức năng, tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thực hiện tốt việc tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế vào NSNN. Những năm qua Cục Thuế tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư , Công an tỉnh thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, giấy phép, mẫu dấu, mã số thuế cho các doanh nghiệp đảm bảo đơn giản, nhanh gọn và rút ngắn thời gian làm các thủ tục cho người nộp thuế. Tại Cơ quan thuế các cấp đã triển khai thực hiện tốt việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế thông qua bộ phận “một cửa”, tiến hành cấp mới hàng trăm mã số thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập. Thực hiện việc quản lý kê khai thuế nói chung và thuế trong xây dựng cơ bản nói riêng theo công nghệ hiện đại, triển khai tập huấn hướng dẫn, cung cấp miễn phí, phần mềm kê khai áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cục Thuế tỉnh Ninh Bình cũng đã hướng dẫn kê khai thuế, nộp thuế qua mạng Internet cho gần 600 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm rút ngắn thời gian, tiền bạc cho việc thực hiện chính sách thuế cho người nộp thuế. Hơn nữa, cơ quan Thuế cũng thường xuyên tuyên truyền các chính sách thuế mới, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc thông qua đường dây “nóng”, tổ chức hội nghị đối thoại, trả lời bằng văn bản cho hàng nghìn lượt người nộp thuế trên địa bàn...

đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế, tạo điều kiện cho công việc hành chính về thuế được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, không gây sách nhiễu, phiền hà cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế trên địa bàn trong thời gian qua.

4.1.2.2 Tình hình thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

* Thất thu thuế từ ý thức người nộp thuế

Người nộp thuế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách của mình đối với Nhà nước. Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thông qua công tác quản lý người nộp thuế, Cục Thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc lập kế hoạch thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế, trước hết cần phải phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Cục Thuế và các Chi Cục Thuế. Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý đối tượng nộp thuế một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Yêu cầu đối với công tác quản lý đối tượng nộp thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và quản lý thu thuế nói chung là phải thường xuyên nắm chắc số lượng doanh nghiệp trên địa bàn. Muốn vậy, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, với chính quyền địa phương, đồng thời phải thực hiện tốt công tác cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế cũng như đôn đốc các đối tượng nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cho các doanh nghiệp vãng lai. Khi doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế, cán bộ quản lý thuế cần kiểm tra các chỉ tiêu ghi trên Tờ khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế để đảm bảo tính chính xác của tài liệu kê khai.

Trước đây, việc phân cấp quản lý thuế GTGT, TNDN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình được thực hiện dựa trên chỉ tiêu về quy mô và ngành nghề kinh doanh

của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động XDCB do Cục Thuế quản lý là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tầm quan trọng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của toàn tỉnh, các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phức tạp, các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do số lượng và quy mô doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, phần lớn các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đa ngành nghề, một số doanh nghiệp ở địa bàn xa trung tâm tỉnh nên trong công tác phân cấp quản lý phát sinh một số vướng mắc, hơn nữa quy định mức doanh thu theo từng ngành để làm căn cứ phân cấp đến nay không còn phù hợp nữa. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và để kiểm soát được kịp thời, chính xác các hoạt động kinh doanh, thực hiện kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các Luật thuế, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thu, đồng thời phù hợp chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã thực hiện phân cấp quản lý lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động XDCB do Cục Thuế quản lý, bao gồm:

- Các doanh nghiệp có quy mô lớn, gồm: các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại có tổng doanh thu hàng năm đạt hai 20 tỷ đồng trở lên, các doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng, vận tải có tổng doanh thu hàng năm đạt 15 tỷ đồng trở lên.

- Doanh nghiệp có các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh hạch toán phụ thuộc hoặc có phạm vi kinh doanh liên quan đến các tỉnh ngoài hay ở các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh.

- Trách nhiệm quản lý thu thuế GTGT, TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được giao cho 2 phòng kiểm tra. Theo đó 2 phòng kiểm tra thuế giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB. Cùng với sự hỗ trợ của các phòng chức năng khác như phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, phòng Kê khai và Kế

toán thuế, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Thanh tra thuế, phòng

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 57 - 123)