Tình hình thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 63 - 69)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.2Tình hình thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

* Thất thu thuế từ ý thức người nộp thuế

Người nộp thuế là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách của mình đối với Nhà nước. Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thông qua công tác quản lý người nộp thuế, Cục Thuế sẽ nắm vững được tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp cho việc lập kế hoạch thu thuế sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế, trước hết cần phải phân cấp quản lý thuế một cách phù hợp giữa Cục Thuế và các Chi Cục Thuế. Việc phân cấp thuế phù hợp giúp cho việc quản lý đối tượng nộp thuế một cách chặt chẽ, tránh tình trạng bỏ sót, đồng thời tránh được tình trạng quản lý chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Yêu cầu đối với công tác quản lý đối tượng nộp thuế GTGT, TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và quản lý thu thuế nói chung là phải thường xuyên nắm chắc số lượng doanh nghiệp trên địa bàn. Muốn vậy, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, với chính quyền địa phương, đồng thời phải thực hiện tốt công tác cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế cũng như đôn đốc các đối tượng nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cho các doanh nghiệp vãng lai. Khi doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế, cán bộ quản lý thuế cần kiểm tra các chỉ tiêu ghi trên Tờ khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế để đảm bảo tính chính xác của tài liệu kê khai.

Trước đây, việc phân cấp quản lý thuế GTGT, TNDN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình được thực hiện dựa trên chỉ tiêu về quy mô và ngành nghề kinh doanh

của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động XDCB do Cục Thuế quản lý là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tầm quan trọng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của toàn tỉnh, các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh phức tạp, các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do số lượng và quy mô doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, phần lớn các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đa ngành nghề, một số doanh nghiệp ở địa bàn xa trung tâm tỉnh nên trong công tác phân cấp quản lý phát sinh một số vướng mắc, hơn nữa quy định mức doanh thu theo từng ngành để làm căn cứ phân cấp đến nay không còn phù hợp nữa. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và để kiểm soát được kịp thời, chính xác các hoạt động kinh doanh, thực hiện kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các Luật thuế, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thu, đồng thời phù hợp chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã thực hiện phân cấp quản lý lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động XDCB do Cục Thuế quản lý, bao gồm:

- Các doanh nghiệp có quy mô lớn, gồm: các doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại có tổng doanh thu hàng năm đạt hai 20 tỷ đồng trở lên, các doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng, vận tải có tổng doanh thu hàng năm đạt 15 tỷ đồng trở lên.

- Doanh nghiệp có các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh hạch toán phụ thuộc hoặc có phạm vi kinh doanh liên quan đến các tỉnh ngoài hay ở các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh.

- Trách nhiệm quản lý thu thuế GTGT, TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được giao cho 2 phòng kiểm tra. Theo đó 2 phòng kiểm tra thuế giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB. Cùng với sự hỗ trợ của các phòng chức năng khác như phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, phòng Kê khai và Kế

toán thuế, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Thanh tra thuế, phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán, phòng Tin học, phòng Kiểm tra nội bộ,... sẽ giúp tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT, TNDN trong hoạt động XDCB nói riêng.

Bảng 4.2 Đánh giá về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp

Nghĩa vụ của người nộp thuế Số DNDN thực hiệnTỷ lệ DN không thực hiện (%) Số DN Tỷ lệ (%)

Không vi phạm pháp luật về thuế

trong hai năm liên tục. 11 73,33 4 26,67

Thực hiện thanh toán qua ngân hàng

theo quy định của pháp luật 6 40,00 9 60,00

Thực thủ tục thuế điện tử theo quy

định của ngành thuế 15 100,00 0 0,00

Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống

kê 15 100,00 0 0,00

Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế

theo quy định của pháp luật 15 100,00 0 0,00

Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn,

đúng địa điểm 7 46,67 8 53,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Kết quả khảo sát 15 doanh nghiệp xây dựng cơ bản trên địa bàn cho thấy, hiện nay việc thanh toán qua ngân hàng với các đơn hàng có giá trị trên 20 triệu đồng thường ít được các doanh nghiệp thực hiện. Lý giải cho vấn đề này thường các doanh nghiệp mua hàng từ các đại lý và thực hiện thanh toán ngay bằng tiền mặt. Thực tế đây là một trong những phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để giảm giá trị đơn hàng theo cách có lợi trong thanh toán thuế.

Bên cạnh đó, thực trạng khảo sát cũng cho thấy chỉ có 73,33% doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước trong hai năm liên tiếp. Qua thực tế thì hiện nay các doanh nghiệp thường vi phạm do việc nộp thuế không đây đủ, gian lận trong nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chậm nộp thuế giá trị gia tăng.

- Đối với căn cứ tính thuế TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản:

+ Quản lý doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: Doanh thu tính thuế TNDN là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để tính thuế TNDN. Do đó, mục tiêu của công tác quản lý doanh thu tính thuế là phải xác định chính xác, đầy đủ các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp. Tình trạng doanh nghiệp kê khai thấp doanh thu, kê khai không đầy đủ các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ tính thuế nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến là: Không xuất hóa đơn bán hàng và kê khai đầy đủ doanh thu phát sinh theo quy định; Lập hóa đơn và kê khai doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán; Hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định; Kê khai doanh thu không kịp thời nhằm kéo dãn thời gian phải nộp thuế bằng hình thức chuyển doanh thu đã phát sinh treo trên tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện, hạch toán vào tài khoản phải trả khác, hoặc hủy hóa đơn vv.

Bảng 4.3 Đánh giá của cán bộ về sai phạm gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong XD CB

Nghĩa vụ của người nộp thuế DN có sai phạmSố ý DN thực hiện tốt kiến

Tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)

DN không xuất hóa đơn bán hàng 16 16,84 79 83,16

DN kê khai đầy đủ doanh thu phát sinh 54 56,84 41 43,16

Lập hóa đơn và kê khai doanh thu

thấp hơn thực tế thanh toán 66 69,47 29 30,53

Hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu

không đúng quy định 71 74,74 24 25,26

Kê khai doanh thu không kịp thời

nhằm kéo dãn thời gian phải nộp thuế 67 70,53 28 29,47

Hủy hóa đơn 15 15,79 80 84,21

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

sai phạm của doanh nghiệp trên địa bàn mình phụ trách cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp tuy các doanh nghiệp có xuất hóa đơn bán hàng nhưng thường lập hóa đơn và kê khai doanh thu thấp hơn thực tế thanh toán tương đối phổ biến. Bên cạnh đó hình thức bán hàng thông qua các hình thức giảm giá, chiết khẩu được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt là các doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng. Việc giảm giá, chiết khẩu không chỉ giúp các doanh nghiệp bán sản phẩm nhanh hơn, giảm khối lượng hàng tồn kho, mà còn giúp doanh nghiệp giảm trừ được doanh thu và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hình thức gian lận thuế phổ biến ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Ngoài ra, biện pháp kê khai doanh thu không kịp thời nhằm kéo dãn thời gian phải nộp thuế cũng được các doanh nghiệp áp dụng đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có doanh thu hàng năm cao. Việc chậm nộp thuế cũng là một biện pháp chiếm dụng vốn của nhà nước trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

+ Quản lý chi phí hợp lý được trừ: Quản lý chi phí được trừ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế TNDN trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vì nếu hạch toán chi phí tăng thì thu nhập chịu thuế TNDN sẽ bị giảm, số thuế TNDN phải nộp cho NSNN cũng giảm theo nên quản lý tốt chi phí hợp lý được trừ sẽ đảm bảo nguồn thu cho NSNN, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán. Để quản lý được chi phí hợp lý được trừ cần lựa chọn phương pháp quản lý cho phù hợp.

Như vậy, doanh thu tính thuế và quản lý chi phí hợp lý được trừ là hai nội dung quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã theo dõi, kiểm tra một cách kỹ lưỡng cả hai nội dung này trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để tránh tình trạng các doanh nghiệp này lợi dụng các kẽ hở để trục lợi và trốn thuế. Nhờ vậy góp phần đảm bảo hoàn thành tốt công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh

Quản lý căn cứ tính thuế GTGT trong lĩnh vực XDCB bao gồm quản lý giá tính thuế và mức thuế suất luôn là vấn đề phức tạp, nan giải, vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Còn ở góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN chính vì thế cơ quan thuế không những phải quản lý chặt chẽ ĐTNT mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế suất cho từng ngành nghề, từng loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt.

Về mức thuế suất: Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính đã quy định rất rõ ràng các mức thuế suất 0%, 5%, 10% áp dụng cho từng loại hình kinh doanh, dịch vụ và từng ngành nghề, từng loại sản phẩm riêng biệt.

Về giá tính thuế: Giá tính thuế ghi trên hoá đơn là trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế. Trong quản lý thuế, lập hoá đơn, chứng từ là khâu đầu tiên của công tác hạch toán kế toán, vừa là chứng từ hợp lý trong các giao dịch, đồng thời là cơ sở để kê khai, nộp thuế một cách trung thực, chính xác đối với Nhà nước trong cơ chế “tự khai, tự nộp”. Vì vậy có thể khẳng định, hoá đơn là khâu then chốt quyết định hiệu quả quản lý của các sắc thuế hiện hành nói chung và thuế GTGT nói riêng.

* Quản lý việc kê khai, tính thuế

Hiện nay, thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo quyết định số 197/2003/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản nói riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình căn cứ vào chính sách, chế độ pháp luật về thuế TNDN hiện hành để tự kê khai, tính thuế TNDN nộp vào NSNN. Còn cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu rõ và tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của đối tượng nộp thuế.

Việc để doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đã tạo ra một cơ hội để các doanh nghiệp vi phạm trong nộp thuế. Qua thực tế tình hình nộp thuế

từ năm 2003 cho thấy các con số sai phạm như sau:

Bảng 4.4 Tình hình thất thu thuế do công tác thanh tra, kiểm tra không sát Mức thuế tiềm năng Mức thuế thực tế thu Thất thu thuế

- Số doanh nghiệp nộp thuế: 303 DN

- Các loại thuế, các hoạt động phải nộp thuế: Thuế GTGT, TNDN trong xây dựng cơ bản; Các hoạt động phải nộp gồm : các công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình hạ tầng cơ sở khác..vv,…

- Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT : 10%; Thuế suất thuế TNDN: 25%. - Mức thuế tiềm năng có thể thu: 1.079.356 triệu đồng.

- Số doanh nghiệp nộp thuế: 276 doanh nghiệp. - Các loại thuế đã nộp: Thuế GTGT, TNDN trong xây dựng cơ bản;

- Các hoạt động đã nộp thuế: : thi công các công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình hạ tầng cơ sở khác. - Mức thuế thực tế: 860.764 triệu đồng; trong đó: thuế GTGT: 754.314 triệu đồng, thuế TNDN: 106.440 triệu đồng

- Các doanh nghiệp chưa kê khai, có hiện tượng trốn thuế: 27 doanh nghiệp;

- Thất thoát nguồn thu từ các hoạt động phải nộp thuế: Các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều... - Số thuế thất thoát do giao dịch không xuất hoá đơn: 198.720 triệu đồng, bằng 63%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng số thuế thất thoát

(ước): 218.592 triệu đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 63 - 69)